info@luatvietan.com

Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Hòa giải thương mại là một hình thức giải quyết tranh chấp hòa bình được ưa chuộng bởi các thương nhân hiện nay. Không chỉ có lịch sử phát triển lâu dài, hòa giải thương mại còn mang đến nhiều lợi ích trong kinh doanh của các chủ thể tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ trình bày về phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại.

Trọng tài thương mại

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại

Tranh chấp thương mại là gì?

Tranh chấp thương mại có thể hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng (hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động thương mại được liệt kê tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Hòa giải thương mại là gì?

Theo từ điển luật học của Black’s Law Dictionary, hòa giải được định nghĩa là:  “Sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải; hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ. Việc giải quyết tranh chấp thông qua người trung gian hòa giải (bên trung lập)”. Có thể hiểu hòa giải là một phương thức để giải quyết tranh chấp, là quá trình mà tại đó hòa giải viên tạo điều kiện giao tiếp và đàm phán giữa các bên để hỗ trợ các bên đó trong việc cố gắng đạt được một thỏa thuận tự nguyện về việc giải quyết tranh chấp của họ.

Từ việc phân tích khái niệm “tranh chấp thương mại” và “hòa giải” có thể hiểu hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp với sự giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập. Các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại, phù hợp với quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức xã hội.

Vai trò của hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại

Có thể nói hòa giải dù với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại độc lập hay là một giai đoạn trong phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án, trọng tài thì đều mang lại những lợi ích to lớn cho các bên tranh chấp và cho nền kinh tế nói chung.

  • Hòa giải góp phần giảm thiểu các mâu thuẫn, xung đột giữa các bên tranh chấp.
  • Hòa giải là cách thức thể hiện và bảo đảm quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp.
  • Hòa giải là phương thứ phù hợp nhất để dung hòa lợi ích, khôi phục và duy trì mối quan hệ giữa các bên tranh chấp.
  • Hòa giải giúp các bên tranh chấp có thể tiếp cận công lý mà không nhất thiết phải bằng con đường tòa án.

Nguyên tắc hòa giải thương mại

  • Nguyên tắc thứ nhất, tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại. Nguyên tắc này thể hiện ở hai phương diện: việc sử dụng phương thức hòa giải phải dựa trên cơ sở các bên lựa chọn bằng một thỏa thuận tự nguyện; việc tham gia giải quyết tranh chấp của hòa giải viên thương mại cũng phải dựa trên cơ sở tự nguyện. Thỏa thuận về việc sử dụng hòa giải thương mại và hợp đồng hòa giải giữa các bên tranh chấp với hòa giải viên là hai điều kiện cần và đủ để có thể giải quyết tranh chấp bằng phương thức này.

  • Nguyên tắc thứ hai, tất cả thông tin sẽ được bảo mật.

Đây là một nguyên tắc nhằm bảo vệ lợi ích của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Có thể hiểu “bảo mật là việc giữ bí mật những thông tin được trao đổi trong quá trình hòa giải, cũng có thể được hiểu là việc xây dựng, duy trì mối quan hệ đặc biệt giữa hòa giải viên với các bên tranh chấp”. Do đó, phạm vi của nguyên tắc bảo mật không chỉ bao gồm nghĩa vụ của các bên tranh chấp mà còn bao gồm cả những vụ của hòa giải viên về việc bảo mật thông tin vụ tranh chấp cũng như các thông tin khác biết được khi tham gia vào quá trình hòa giải. Chính vì lẽ đó, nguyên tắc bảo mật không chỉ được quy định trong pháp luật mà còn được quy định dưới dạng một nội dung trong quy tắc đạo đức nghề nghiệp của hòa giải viên.

  • Nguyên tắc thứ ba, tính tự quyết.

Nguyên tắc tự quyết có nghĩa là khi tham gia vào quá trình hòa giải, hòa giải viên cũng không được áp đặt các bên phải tuân theo một thủ tục trình tự nhất định hay phải tuân theo một giải pháp mà hòa giải viên chọn lựa. Ngoài ra, xuất phát từ bản chất là phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn, các bên cũng không bị ràng buộc bởi các quyết định mang tính cưỡng chế của Nhà nước trong quá trình hòa giải. Nguyên tắc nào cũng thể hiện tính chất “không ràng buộc” của cơ chế hòa giải. Cần lưu ý rằng, việc các bên thỏa thuận trong hoạt động hòa giải cần đảm bảo tính hợp pháp, nội dung không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba (Khoản 3 Điều 44 Nghị định 22/2017/NĐ-CP).

  • Nguyên tắc thứ tư, giải quyết tranh chấp linh hoạt và hiệu quả.

Điểm nổi bật của phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải là sự mềm dẻo, hiệu quả. Hòa giải viên không chỉ tập trung giải quyết tranh chấp trên cơ sở pháp luật mà hòa giải viên cần tìm ra những mâu thuẫn và các giải pháp nhằm thỏa mãn lợi ích các bên, hướng các bên đến một kết quả có lợi nhất cho đôi bên. Căn cứ điểm d Khoản 2 Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định: “Phải thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải” và Khoản 3 Điều 10 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định: “Không được nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ các bên ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận”. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, trong thủ tục hòa giải, hòa giải viên và các bên tranh chấp cần có sự phối hợp tốt, cùng tham gia tích cực liên tục vào quá trình giải quyết tranh chấp, để đảm bảo hiệu quả về thời gian và chi phí so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác.

  • Nguyên tắc thứ năm, trung lập, bình đẳng và công bằng.

Trung lập tức là hòa giải viên phải đứng ở vị trí trung gian, độc lập với các bên; bình đẳng tức là vị trí của các bên tranh chấp và bên giải quyết tranh chấp, vị trí giữa các bên tranh chấp là ngang nhau, không có sự phân biệt đối xử, công bằng tức là đảm bảo không thiên về lợi ích của bên nào. Khoản 1 Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP có ghi nhận về việc các bên tranh chấp tham gia hòa giải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, không trực tiếp nhắc đến nguyên tắc công bằng. Nguyên tắc trung lập được nhắc đến trong nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại về việc phải “độc lập, vô tư, khách quan, trong thực” theo điểm a Khoản 2 Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hòa giải thương mại

Có hai yếu tố để xác định thẩm quyền của hòa giải thương mại là

Thứ nhất, thẩm quyền do Nhà nước trao cho (dựa trên phạm vi giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật). Theo đó, loại tranh chấp phải thuộc phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại. Điều 2 Nghị định 22/2017/NĐ-CP có quy định các trường hợp mà các bên tranh chấp có thể sử dụng hòa giải thương mại để giải quyết các mâu thuẫn của mình bao gồm các loại tranh chấp sau:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
  • Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại

Từ đó có thể hiểu phạm vi thẩm quyền của hòa giải thương mại không chỉ bao gồm các tranh chấp thương mại mà còn có thể mở rộng ra các loại tranh chấp khác với điều kiện pháp luật chuyên ngành có quy định về việc sử dụng phương thức hòa giải thương mại.

Thứ hai, thẩm quyền do các bên trao cho (dựa trên thỏa thuận hòa giải)

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, có thể hiểu thỏa thuận hòa giải là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh bằng phương thức hòa giải.

Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại

Theo Điều 14 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải:

“1. Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.

  1. Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.
  2. Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
  3. Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.”

Thỏa thuận hòa giải là bước tiên quyết để giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại. Sau khi đáp ứng được một thỏa thuận hòa giải hợp pháp thì các bước tiến hành hòa giải mới được bắt đầu theo trình tự sau:

  • Thứ nhất, các bên tranh chấp lựa chọn/chỉ định hòa giải viên và xác định trình tự thủ tục hòa giải.

Nghị định về hòa giải thương mại đã xác định hòa giải viên thương mại bao gồm: hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại. Các bên có thể tự lựa chọn hòa giải viên hoặc được hỗ trợ chỉ định hòa giải viên thông qua tổ chức hòa giải thương mại. Do hòa giải là một loại dịch vụ, hòa giải viên có quyền đồng ý hoặc từ chối giải quyết vụ tranh chấp ngay cả khi các bên có sự lựa chọn hòa giải viên đó nên các bên cần có sự thỏa thuận với hòa giải viên về dịch vụ hòa giải và hình thức nên được lập bằng văn bản về hòa giải.

  • Thứ hai, hòa giải viên tiến hành hòa giải

Hòa giải viên sau khi đã xác định được thẩm quyền của mình đối với vụ tranh chấp, cần tuân thủ các trình tự hòa giải đã thỏa thuận với các bên. Đầu tiên, hòa giải viên cần tập hợp các hồ sơ, thu thập thông tin, ý kiến của các bên về diễn biến, tình tiết của tranh chấp. Hòa giải viên có thể yêu cầu các bên nộp chứng minh, chứng cứ cần thiết, giải trình về vụ việc nhưng không được ép buộc các bên, đồng thời phải cam kết giữ bí mật các thông tin này. Hòa giải viên chỉ được sử dụng các thông tin, tài liệu này để giải quyết vụ tranh chấp. Do bản chất của hòa giải là hòa giải viên thì đề xuất và mọi quyết định đều thuộc về các bên nên thẩm quyền can thiệp sâu vào vụ việc của hòa giải viên là khá hạn chế.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, hòa giải viên cần đưa ra phương án hòa giải.  Cần lưu ý rằng phương án hòa giải này cũng không mang tính chất quyết định, không mang tính cưỡng chế đối với các bên. Hòa giải viên đưa ra phương án hòa giải cần đảm bảo sự phù hợp với các quy định pháp luật cũng như giải pháp đảm bảo nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi” cho các bên.

Sau đó, hòa giải viên tiến hành tổ chức phiên hòa giải trên cơ sở thống nhất thời gian, địa điểm với các bên, Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận. Hòa giải viên cần đảm bảo bằng các nguyên tắc hòa giải cũng như tạo một môi trường thân thiện cho các bên.

Trong quá trình hòa giải, toàn bộ các quyết định được đưa ra đều phải dựa trên nguyên tắc tự quyết của các bên, tức là các bên cần có các thỏa thuận thống nhất về các công việc bổ trợ trong quá trình hòa giải. Các thỏa thuận trong quá trình giải quyết tranh chấp có thể bao gồm: các thỏa thuận về việc mời nhân chứng, các biện pháp khẩn cấp tạm thời, sự thừa nhận của các bên với các đề xuất của hòa giải viên, yêu cầu giám định.

  • Thứ ba, kết thúc hòa giải.

Căn cứ Điều 17 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định quá trình hòa giải thương mại có thể được kết thúc trong những trường hợp sau:

“1. Khi các bên đạt được kết quả hòa giải thành.

  1. Khi hòa giải viên thương mại xét thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau khi tham khảo ý kiến của các bên.
  2. Theo đề nghị của một hoặc các bên tranh chấp.”

Như vậy, chủ thể đề xuất việc chấm dứt hòa giải có thể là một trong các bên, tất cả các bên trong quan hệ hòa giải thương mại. Kết quả các bên đã được có thể là giải quyết thành công hoặc không thành công vụ tranh chấp. Trường hợp hòa giải không thành, tranh chấp giữa các bên chưa được giải quyết, các bên vẫn có thể tiến hành hòa giải lại hoặc tiếp tục sử dụng những phương thức giải quyết tranh chấp khác.

Trường hợp hòa giải thành (một phần hoặc toàn bộ các tranh chấp đã phát sinh), các bên tự nguyện thi hành thỏa thuận đó theo quy định pháp luật dân sự theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định 22/2017/NĐ-CP. Bên cạnh đó, các bên cũng có thể thực hiện thủ tục yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định pháp luật tố tụng dân sự (Điều 16 Nghị định 22/2017/NĐ-CP). Chỉ khi thỏa thuận hòa giải thành được công nhận bởi tòa án thì mới có cơ sở để cưỡng chế thi hành.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp thông qua phương thức hòa giải thương mại xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được Luật sư có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao hỗ trợ hiệu quả nhất!

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật tài chính/kế toán/thuế
Tư vấn pháp luật tài chính - kế toán – thuế
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật hành chính
Tư vấn pháp luật hành chính
Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp

Bài viết liên quan

Văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật

Hỏi đáp pháp luật

CÔNG TY LUẬT - ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - ĐẠI LÝ THUẾ VIỆT AN

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số: 01010266/TP/ĐKHĐ, cấp lần đầu ngày 23/10/2007 tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội.

Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Công ty Luật Việt An tại TP Hồ Chí Minh

Đại diện bởi: TS. LS Đỗ Thị Thu Hà (Giám đốc Công ty)

Mã số thuế: 0102392370

Văn phòng tại Hà Nội:

Tầng 3, Tòa nhà Hoàng Ngân Plaza, số 125 Hoàng Ngân, Phường Trung Hòa,
Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 66 64 06 06 - (024) 66 64 05 05

Phone: 09 33 11 33 66

Email: info@luatvietan.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh:

P. 04.68, Tầng 4, Sảnh A, Khu văn phòng: Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại : (‭028) 36 36 29 65‬ - (028) 36 36 29 75‬

Phone: 09 61 67 55 66

Email : info@luatvietan.com