1900 0000
info@luatvietan.com

Điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vô hiệu

Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến hiện nay. Trọng tài thương mại không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ được giải quyết tranh chấp khi có sự thỏa thuận của các bên bằng một văn bản gọi là “thoả thuận trọng tài”, thường được các bên xác lập thành một điều khoản trong hợp đồng – điều khoản giải quyết tranh chấp. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng nhất xác định thẩm quyền của trọng tài. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp, các bên mắc phải sai lầm khi xác lập dẫn tới việc điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vô hiệu. Để khách hàng có cái nhìn tổng quan hơn, bài viết dưới đây của Công ty Luật Việt An sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và hữu ích nhất đến quý khách về các trường hợp điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vô hiệu.

Tư vấn pháp luật lao động

Menu bài viết

Căn cứ pháp lý

  • Luật Trọng tài thương mại 2010;
  • Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Quy định Luật Trọng tài thương mại.

Khái quát chung về thỏa thuận trọng tài

Hình thức thỏa thuận trọng tài

  • Thỏa thuận trọng tài có thể xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
  • Dù điều khoản trọng tài được xác lập trong trường hợp nào thì thỏa thuận trọng tài cũng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.

Nội dung thỏa thuận trọng tài

  • Những nội dung cần có đối với điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài gồm:
  • Lựa chọn trọng tài (Đối với trọng tài quy chế);
  • Cách thức thành lập trọng tài (Đối với trọng tài ad hoc);
  • Luật áp dụng (Bao gồm cả luật áp dụng cho tố tụng trọng tài và luật nội dung).
  • Để đạt tính khả thi, một điều khoản trọng tài cần thỏa mãn đủ hai yếu tố:
  • Tính chính xác: Các bên phải chỉ rõ đúng tên của trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;
  • Tính đầy đủ: Một điều khoản trọng tài soạn thảo không rõ ràng, hoặc không đầy đủ sẽ không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền lợi của các bên.

Các trường hợp điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vô hiệu

Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài

Để tránh trường hợp điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vô hiệu, tranh chấp phát sinh phải thuộc các trường hợp:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

  • Cụ thể, nếu người xác lập thỏa thuận trọng tài không phải người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được uy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền, thì điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vô hiệu;
  • Ngoài ra, trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xác lập, song trong quá trình thực tập thỏa thuận hoặc tố tụng trọng tài, nếu người có thẩm quyền xác lập chấp nhận hoặc biết mà không phản đổi, thì thỏa thuận đó vẫn có hiệu lực.

Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự

Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự bao gồm:

  • Người chưa thành niên;
  • Người bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người có khó khăn về nhận thức và làm chủ hành vi;
  • Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định của pháp luật

Pháp luật Việt Nam quy định thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản. Theo đó, thỏa thuận bằng ‘văn bản’ là thỏa thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên được hiểu là:

  • Bằng văn bản, telegram, fax, thư điện tử;
  • Được coi là dưới hình thức văn bản nếu được luật sư, công chứng viên, người có thẩm quyền ghi cháp lại theo yêu cầu cuẩ các bên;
  • Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
  • Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
  • Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu

  • Lừa dối được hiểu là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của thỏa thuận trọng tài nên đã xác lập thỏa thuận trọng tài.
  • Đe dọa, cưỡng ép được hiểu là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải ký kết thỏa thuận nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật

Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật ở đây được hiểu là thỏa thuận thuộc trường hợp quy định tại Điều 128 của Bộ luật Dân sự.

Các trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được

  • Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp.
  • Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc Trung tâm trọng tài, Tòa án không thể tìm được trọng tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn trọng tài viên khác để thay thế.
  • Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn trọng tài viên khác để thay thế.
  • Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng lại thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác với Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài đã thỏa thuận và điều lệ của Trung tâm trọng tài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp không cho phép áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác và các bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế.
  • Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn quy định tại Điều 17 Luật Trọng tài thương mại 2010 nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp.

Một vài lưu ý về điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài liên quan tới hiệu lực

Hiệu lực của điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không bị mất đi khi hợp đồng không thể thực hiện được hoặc bị vô hiệu

  • Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng nên việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thực hiện được sẽ không làm mất đi hiệu lực của điều khoản trọng tài.
  • Để tránh các rủi ro khi tranh chấp xảy ra, các bên chủ thể cần dành thời gian để xây dựng điều khoản trọng tài theo hướng làm cho nội dung thỏa thuận càng chi tiết, càng cụ thể, càng rõ ràng càng tốt. Bởi nếu hợp đồng không thể thực hiện hoặc bị hủy bỏ hoặc vô hiệu thì điều khoản trọng tài được xem là cơ sở pháp lí duy nhất để các bên đưa tranh chấp ra giải quyết bằng phương thức trọng tài. Việc dành thời gian xác lập điều khoản trọng tài rõ ràng, cụ thể sẽ giúp các bên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhanh chóng và hiệu quả.

Hiệu lực của điều khoản trọng tài chỉ phát sinh khi có tranh chấp xảy ra

  • Thỏa thuận trọng tài được coi là độc lập với hợp đồng giữa các bên, hay nói các khác, nó là một hợp đồng riêng nhằm mục đích chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, là nền móng cho tố tụng trọng tài.
  • Điều khoản trọng tài sẽ không bị ảnh hưởng bới sự tồn tại của hợp đồng mà nó sinh ra để phục vụ trường hợp có tranh chấp. Đặc điểm này không chỉ được áp dụng đối với các bên chủ thể mà còn áp dụng đối với bên thứ ba là hội đồng trọng tài.

Thỏa thuận trọng tài được ưu tiên áp dụng

Nếu các bên đã xác lập điều khoản thỏa thuận trọng tài thì phương thức trọng tài phải được ưu tiên áp dụng. Cụ thể, Tòa án phải từ chối thụ lý hồ sơ giải quyết tranh chấp giữa các bên nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận không tài không thể thực hiện được hoặc bị vô hiệu.

Điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có vai trò quan trọng cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, bởi vậy ngay từ khi đàm phán, soạn thảo hợp đồng các bên chủ thể cần quan tâm đến loại điều khoản này, tránh trường hợp điều khoản bị vô hiệu, làm ảnh hưởng tới quyền lợi các bên. Nếu có khó khăn, vướng mắc, quý khách xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Việt An để được tư vấn chi tiết và cụ thể nhất!

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật tài chính/kế toán/thuế
Tư vấn pháp luật tài chính - kế toán – thuế
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật hành chính
Tư vấn pháp luật hành chính
Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp

Bài viết liên quan

Văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật

Hỏi đáp pháp luật

CÔNG TY LUẬT - ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - ĐẠI LÝ THUẾ VIỆT AN

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số: 01010266/TP/ĐKHĐ, cấp lần đầu ngày 23/10/2007 tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội.

Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Công ty Luật Việt An tại TP Hồ Chí Minh

Đại diện bởi: TS. LS Đỗ Thị Thu Hà (Giám đốc Công ty)

Mã số thuế: 0102392370

Văn phòng tại Hà Nội:

Tầng 3, Tòa nhà Hoàng Ngân Plaza, số 125 Hoàng Ngân, Phường Trung Hòa,
Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 66 64 06 06 - (024) 66 64 05 05

Phone: 09 33 11 33 66

Email: info@luatvietan.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh:

P. 04.68, Tầng 4, Sảnh A, Khu văn phòng: Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại : (‭028) 36 36 29 65‬ - (028) 36 36 29 75‬

Phone: 09 61 67 55 66

Email : info@luatvietan.com