1900 0000
info@luatvietan.com

Ưu nhược điểm hình thức giải quyết tranh chấp hòa giải thương mại

Các tranh chấp kinh doanh thương mại chủ yếu có nội dung tranh chấp là các hoạt động có mục tiêu sinh lợi. Do đó, tranh chấp kinh doanh thương mại nảy sinh chủ yếu giữa các chủ thể thực hiện các hoạt động có mục tiêu sinh lợi với nhau, mà cụ thể là chủ yếu giữa thương nhân với nhau hoặc ít nhất một bên chủ thể tranh chấp là thương nhân. Trong bài viết sau đây, Luật Việt An sẽ trình bày một số ưu nhược điểm hình thức giải quyết tranh chấp hòa giải thương mại.

Trọng tài giải quyết tranh chấp

Hòa giải thương mại là gì?

Thuật ngữ “hòa giải thương mại” được quy định tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP với ý nghĩa là sử dụng phương thức hòa giải để giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại.

Có thể hiểu hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại độc lập. Theo đó, nội dung tranh chấp chủ yếu liên quan tới các hoạt động có mục tiêu sinh lợi. Việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được diễn ra theo một trình tự thủ tục tự nguyện, bảo mật với sự tham gia của các bên tranh chấp và bên thứ ba trung lập (gọi là hòa giải viên thương mại) do các bên lựa chọn. Hòa giải viên thương mại trợ giúp các bên tranh chấp đạt được một sự đồng thuận trên cơ sở tự quyết.

Ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp hòa giải thương mại

Về chi phí hòa giải

Hòa giải thương mại có tính chất dịch vụ nên hầu hết đều có hoạt động chi trả thù lao cho hòa giải viên. Do thời gian giải quyết tranh chấp thông qua phương thức hòa giải ngắn hơn so với các phương thức giải quyết khác nên chi phí thấp hơn.

Về thời gian giải quyết tranh chấp

Vì thời gian hòa giải hầu hết chỉ diễn ra trong 01 ngày nên thời gian giải quyết tranh chấp nhanh chóng. Khi lựa chọn hòa giải thương mại, các bên sẽ hạn chế được nguy cơ bị gián đoạn kinh doanh như các quy trình tố tụng như trọng tài thương mại hay tòa án.

Về sự kiểm soát của các bên đối với quá trình

Quan hệ kinh doanh, thương mại là một bộ phận của quan hệ từ với bản chất là sự tự định đoạt của các bên, không ai có quyền quyết định thay cho các bên về lợi ích của chính họ. Theo nguyên tắc này, các bên chủ thể được quyền tự nguyện bước vào một mối quan hệ, tự thỏa thuận các vấn đề trong mối quan hệ ấy mà không trái với quy định pháp luật và đạo đức xã hội. Vai trò của bên thứ ba là hòa giải viên chỉ tham gia như một bên phân tích, đề xuất, gợi ý, hỗ trợ các bên trong các vấn đề tranh chấp cũng như các hỗ trợ khác để giải quyết tranh chấp nếu các bên yêu cầu. Do đó, các bên sẽ không chịu sự chi phối bởi một phán quyết cuối cùng do mộ bên thứ ba áp đặt như với trọng tài viên tại trọng tài thương mại hay thẩm phán tại tòa án. Việc các bên tự định đoạt lợi ích của chính mình là cách tốt nhất để đảm bảo việc duy trì trật tự bền vững của quan hệ thương mại nói riêng, mối quan hệ xã hội nói chung. Bởi, các bên trong quan hệ tư sẽ có xu hướng tôn trọng và tự nguyện thi hành ở mức cao nhất một kết quả do chính họ tự quyết định mà không phải là do áp đặt bởi ý chí của bên thứ ba.

Hòa giải thương mại không phải là một phương thức có tính chất bắt buộc hay cưỡng chế đối với các bên. Các bên tự lựa chọn phương thức và hòa giải viên phù hợp để tiến hành giải quyết tranh chấp. Trong các phương thức giải quyết tranh chấp  thương mại hiện nay tại Việt Nam mà có sự tham gia của bên thứ ba, hòa giải là phương thức duy nhất không có tính chất tranh tụng và có khả năng tốt nhất trong việc đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên. Ưu điểm lớn nhất là lợi ích các bên được đảm bảo, hòa giải thương mại là phương thức giúp các bên đạt được sự đồng thuận về một giải pháp các bên cùng có thể chấp nhận được, mà không có bên thắng – bên thua.

Về thủ tục, quy trình

Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp theo một quy trình do các bên thỏa thuận hoặc theo quy tắc của một tổ chức hòa giải, hoặc theo quy định pháp luật. Khi đã xác lập được mối quan hệ ba bên bao gồm: các bên tranh chấp và bên hòa giải viên, hòa giải viên sẽ tiến hành hòa giải theo một quy trình nhất định với nguyên tắc các bên tự quyết, hòa giải viên chỉ là người hỗ trợ.

Thủ tục hòa giải có tính linh hoạt, không cứng nhắc như các thủ tục giải quyết tranh chấp mà các bên giải quyết tranh chấp đưa ra phán quyết như ở trọng tài và tòa án. Bên cạnh đó, do hòa giải thương mại không phải một quy trình tranh tụng có tính xét xử, nên mô hình này đáp ứng được nhu cầu về việc giải quyết tranh chấp một cách thân thiện. Thái độ hợp tác giữa các bên, sự thân thiện và linh hoạt trong quy trình hòa giải sẽ quyết định mức độ thành công của một vụ việc hòa giải thương mại.

Về mức độ bảo mật

Hòa giải thương mại cũng là một quy trình có tính bảo mật. Tương tư như trọng tài, vụ việc hòa giải cũng được giải quyết không công khai để đảm bảo thông tin của các bên trong quan hệ kinh doanh, thương mại. Xét về cấp độ bảo mật, hòa giải thương mại có quy trình bảo mật cao hơn so với trọng tài thương mại. Bởi trong hòa giải thương mại, hòa giải viên còn có thể phải giữ bí mật các nội dung thông tin về bên tranh chấp này với bên tranh chấp kia. Trong khi đó, trong quan hệ trọng tài thương mại thì phiên giải quyết tranh chấp cần phải được công khai với các bên tranh chấp, nguyên tắc bí mật chỉ áp dụng với việc trọng tài không được tiết lộ thông tin vụ tranh chấp với bên thứ ba.

Nhược điểm của hình thức giải quyết tranh chấp hòa giải thương mại

Thứ nhất, các quy định pháp luật liên quan đến thời hiệu chưa thực sự rõ ràng đối với thời gian hòa giải.

Thứ hai, một bên có thể dừng hòa giải để lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác, dẫn đến không thể giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải và tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.

Thứ ba, hòa giải viên không được đưa ra quyết định ràng buộc hay áp đặt các bên khi giải quyết tranh chấp nên tranh chấp có thể kéo dài. Khác với các phương thức giải quyết tranh chấp như trọng tài hay tòa án, mức độ tham gia vào vụ việc của hòa giải viên thương mại có sự hạn chế hơn so với thẩm phán hay trọng tài viên thương mại ở chỗ chỉ đưa ra các đề xuất mà không được đưa ra một phán quyết mang tính áp đặt các bên.

Thứ tư, hình thức giải quyết khép kín, không công khai có thể nảy sinh những tiêu cực, trái pháp luật.

Thứ năm, khả năng Tòa án có thể không công nhận thỏa thuận hòa giải thành. Trường hợp hòa giải thành (một  phần hoặc toàn bộ các tranh chấp đã phát sinh), các bên tự nguyện thi hành thỏa thuận đó theo quy định pháp luật dân sự (Khoản 1 Điều 15 Nghị định 22/2017/NĐ-CP). Bên cạnh đó, các bên cũng có thể thực hiện thủ tục yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định pháp luật tố tụng dân sự (Điều 16 Nghị định 22/2017/NĐ-CP). Về bản chất, việc tòa án có công nhận kết quả hòa giải hay không, không dẫn đến việc thỏa thuận hòa giải bị hủy hay các bên không được phép thi hành thỏa thuận này. Mà việc yêu cầu tòa công nhận thỏa thuận hòa giải để thỏa thuận này có giá trị thi hành bắt buộc, được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.

Trên đây là bài viết về ưu nhược điểm hình thức giải quyết tranh chấp hòa giải thương mại. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất!

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật tài chính/kế toán/thuế
Tư vấn pháp luật tài chính - kế toán – thuế
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật hành chính
Tư vấn pháp luật hành chính
Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp

Bài viết liên quan

Văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật

Hỏi đáp pháp luật

CÔNG TY LUẬT - ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - ĐẠI LÝ THUẾ VIỆT AN

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số: 01010266/TP/ĐKHĐ, cấp lần đầu ngày 23/10/2007 tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội.

Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Công ty Luật Việt An tại TP Hồ Chí Minh

Đại diện bởi: TS. LS Đỗ Thị Thu Hà (Giám đốc Công ty)

Mã số thuế: 0102392370

Văn phòng tại Hà Nội:

Tầng 3, Tòa nhà Hoàng Ngân Plaza, số 125 Hoàng Ngân, Phường Trung Hòa,
Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 66 64 06 06 - (024) 66 64 05 05

Phone: 09 33 11 33 66

Email: info@luatvietan.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh:

P. 04.68, Tầng 4, Sảnh A, Khu văn phòng: Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại : (‭028) 36 36 29 65‬ - (028) 36 36 29 75‬

Phone: 09 61 67 55 66

Email : info@luatvietan.com