Trọng tài là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến hiện nay, được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn. Tuy nhiên, không phải tất cả các vụ tranh chấp đều có thể giải quyết bằng trọng tài, mà phải đáp ứng các điều kiện nhất định thì trọng tài mới có thể giải quyết các mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp. Để cung cấp thêm thông tin cho quý khách hàng về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, công ty Luật Việt An sẽ đưa ra bài viết dưới đây.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là việc các bên tranh chấp tiến hành thỏa thuận rằng bên thứ ba trọng tài sẽ đứng ra để giải quyết vụ việc của họ và một trong các bên đưa vấn đề ra trọng tài để được Hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng. Phán quyết này của Hội đồng trọng tài có giá trị bắt buộc, buộc các bên tranh chấp phải tuân thủ.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có các đặc điểm sau:
Căn cứ vào quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, theo đó, để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cần đáp ứng các điều kiện sau:
Các điều kiện trên là các điều kiện bắt buộc các bên phải tuân theo, bởi đã được pháp luật quy định một cách cụ thể. Nếu các bên muốn giải quyết tranh chấp của mình bằng phương thức trọng tài, thì các bên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện này thì trọng tài mới có thể giải quyết tranh chấp của họ.
Việc thực hiện sai hoặc không đầy đủ một trong các điều kiện trên sẽ dẫn tới việc thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Do đó, trọng tài sẽ không còn thẩm quyền để giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên tranh chấp.
Việc có thỏa thuận trọng tài giữa các bên là điều kiện tiên quyết để xem xét rằng liệu vụ tranh chấp có thuộc vào phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài hay không.
Lý dó là bởi, trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên để giải quyết bất kỳ một vụ tranh chấp nào. Chỉ khi các bên lựa chọn trọng tài để mang tranh chấp của họ ra để được Hội đồng trọng tài giải quyết, thì trọng tài mới có thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Trong khi đó, thỏa thuận trọng tài chính là phương thức đại diện cho các bên rằng các bên lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp của họ. Do đó, điều kiện đầu tiên để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chính là phải có thỏa thuận trọng tài.
Pháp luật đã tính toán đến trường hợp một bên tham gia thỏa thuận là cá nhân nhưng họ chết hoặc mất năng lực hành vi và không thể tiếp tục tự mình thực hiện thỏa thuận trọng tài.
Nếu không có quy định, một khi một bên của thỏa thuận trọng tài chết hoặc mất năng lực hành vi, rất dễ để các bên hoặc cả các cơ quan giải quyết tranh chấp coi rằng thỏa thuận trọng tài vô hiệu và tranh chấp không thể được giải quyết bằng trọng tài.
Việc quyết định rằng thỏa thuận trọng tài vô hiệu như vậy có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các bên của thỏa thuận trọng tài. Nếu không có quy định này sẽ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp các bên. Chẳng hạn, trường hợp các bên đã thỏa thuận lựa chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp của họ, và các bên đang trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Nhưng một bên là cá nhân chết, thỏa thuận trọng tài bị tuyên vô hiệu, tất cả những vấn đề đã được trọng tài giải quyết đều không có hiệu lực thi hành, khiến cho bên còn lại có thể gặp thiệt hại nặng nề.
Chính vì thế, để lường trước tình huống trên có thể xảy ra, pháp luật đã đưa ra quy định này để dù cá nhân là một bên của thỏa thuận trọng tài có chết hay mất năng lực hành vi, thì thỏa thuận trọng tài vẫn tiếp tục có hiệu lực với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của họ.
Tương tự như tình huống trên, pháp luật cũng đã tính đến trường hợp tổ chức là một bên của thỏa thuận trọng tài có sự thay đổi về hình thức để lẩn trốn việc thực hiện theo thỏa thuận trọng tài, cũng như là để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra cho các bên.
Chẳng hạn, giữa công ty A và công ty B có thỏa thuận trọng tài với nhau, hai bên đã thống nhất sẽ giải quyết tranh chấp của mình. Sau đó, công ty B được sát nhập với công ty C và trở thành công ty D. Mâu thuẫn xảy ra giữa công ty A và công ty D, và công ty D cho rằng vì công ty B đã sát nhập với công ty C nên cho rằng thỏa thuận trọng tài vô hiệu, và yêu cầu giải quyết bằng một phương thức khác có lợi cho công ty D.
Pháp luật đã đề phòng các trường hợp này có thể xảy ra trên thực tế, và đưa ra quy định phù hợp để hạn chế hết mức các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời vẫn tôn trọng các thỏa thuận ban đầu giữa các bên.
Dựa vào Điều 18 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Theo đó, thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu trong các trường hợp sau:
Các điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được đưa ra trong các quy định của pháp luật đều là các quy định bắt buộc phải tuân thủ, và đây là một vấn đề vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý. Tuy nhiên, để thỏa mãn được các điều kiện này không phải một việc đơn giản, chính vì thế, quý khách hàng nên lựa chọn địa chỉ tư vấn đáng tin cậy như công ty Luật Việt An để được hỗ trợ một cách hiệu quả nhất.
Quý khách hàng có bất vướng mắc về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!