Trọng tài thương mại là phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh ngoài khuôn khổ tòa án. Trọng tài được tiến hành theo một thủ tục nhất định và theo những nguyên tắc với nhiều điểm khác biệt so với tố tụng tại tòa án. Chính vì những ưu điểm vượt trội đó mà phương thức trọng tài thương mại đang ngày càng được các bên tham gia quan hệ thương mại lựa chọn hoặc được các công ty luật tư vấn lựa chọn. Tuy nhiên, đây cũng là một phương thức khá mới trong giải quyết tranh chấp, không phổ biến bằng tòa án, do đó, các doanh nghiệp rất cần đến sự trợ giúp của các luật sư có uy tín và có kinh nghiệm.
Điều 2, Luật Trọng tài thương mại 2010 đã mở rộng thẩm quyền của trọng tài thương mại ngoài các tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại mà còn các tranh chấp khác, cụ thể bao gồm:
Mọi hoạt động thương mại theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005, Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 và Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đều nằm trong khái niệm “hoạt động thương mại” của Luật Trọng tài thương mại.
Trên thực tế hiện nay, tranh chấp giữa các chủ thể trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại thường xảy ra giữa các cá nhân là người tiêu dùng và các công ti thương mại cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Theo quy định, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết vấn đề trên nếu hai bên có thỏa thuận trọng tài. Tranh chấp giữa các bên trong trường hợp này phải liên quan đến hoạt động thương mại.
Về tranh chấp giữa các bên mà trọng tài có thẩm quyền giải quyết, các tranh chấp này không được quy định trực tiếp trong Luật Trọng tài thương mại mà ở trong các văn bản pháp luật khác. Đây là một điểm mới của Luật Trọng tài thương mại 2010 so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại, quy định rõ ràng hơn thẩm quyền của trọng tài, mặc dù các loại tranh chấp này vẫn có thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại theo quy định trong từng lĩnh vực. Các quy định này có thể tìm thấy ở Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Hàng hải, Luật Đầu tư,…
Chẳng hạn:
Điều 14 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh trong đó có phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tòa án.
Hiện nay, trong thời kì hội nhập kinh tế, nhu cầu liên kết giữa các công ty ngày càng phát triển cả ở trong và ngoài nước do đó không tránh khỏi việc xảy ra tranh chấp ngày càng nhiều. Việc lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đang được nhiều công ty sử dụng vì:
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được quy định trong pháp luật trọng tài của các nước. Điều 4 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định 5 nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:
Công ty luật Việt An luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng mọi vấn đề pháp luật trọng tài thương mại, bao gồm:
Về đội ngũ luật sư tại Công ty luật Việt An, các luật sư đều có bằng cấp chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm với lĩnh vực giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, tỉ lệ tư vấn thành công cao và tác phong làm việc chuyên nghiệp. Là một trong những công ty tư vấn luật uy tín hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp những giải pháp pháp lý tối ưu nhất, qua đó giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tránh những rủi ro pháp lý có thể xảy ra, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay. Sau nhiều năm hoạt động, công ty đã nhận được nhiều sự tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài nước.
Mọi khó khăn vướng mắc liên quan đến tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới bộ phận tư vấn pháp luật về trọng tài thương mại của Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!