1900 0000
info@luatvietan.com

Tranh chấp thương mại quốc tế là gì?

Hiện nay, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sôi động với quy mô toàn cầu, các giao dịch thương mại quốc tế ngày một xuất hiện nhiều và phổ biến hơn, từ đó cũng tiềm ẩn các rủi ro về tranh chấp thương mại quốc tế. Song cần lưu ý rằng vẫn chưa có 1 định nghĩa thống nhất về tranh chấp thương mại quốc tế được đưa ra, trong cả điều ước quốc tế song phương lẫn đa phương về thương mại.

Thỏa thuận trọng tài

Vậy ‘Tranh chấp thương mại quốc tế’ là gì và được hiểu như thế nào, hãy cùng Luật Việt An tìm hiểu qua bài viết chi tiết dưới đây.

Khái niệm

Xét về mặt thuật ngữ, tranh chấp thương mại quốc tế là một loại tranh chấp và loại tranh chấp này thuộc lĩnh vực thương mại quốc tế. Cụ thể:

  • ‘Tranh chấp’: Theo từ điển luật học Black Law, ‘tranh chấp’ được hiểu là ‘Những mâu thuẫn, bất đồng về những yêu cầu hay lợi ích giữa các bên, sự đòi hỏi về yêu cầu hay lợi ích của một bên được đáp ứng bằng một yêu cầu hay lý lẽ trái ngược từ bên kia’.
  • ‘Thương mại’: Theo pháp luật Việt Nam “Thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm việc mua bán hàng hóa, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác’. Như vậy, thương mại được hiểu là các hoạt động mang mục đích sinh lời.
  • ‘Quốc tế’: Yếu tố quốc tế được hiểu như thế nào phụ thuộc vào từng nguồn luật điều chỉnh của giao dịch, song điểm chung của chúng là hoạt động thương mại này liên quan đến 2 hay nhiều quốc gia khác nhau.

Như vậy, có thể định nghĩa một cách đơn giản như sau: Tranh chấp thương mại quốc tế là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ thương mại quốc tế.

Phạm vi tranh chấp thương mại quốc tế

Hiện nay, Tổ chức thương mại thế giới WTO không đưa ra định nghĩa về tranh chấp thương mại quốc tế nhưng có thể thấy phạm vi nội dung tranh trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới WTO được hiểu rất rộng, bao gồm các quan hệ thương mại phát sinh từ 4 lĩnh vực, bao gồm:

  • Thương mại hàng hóa;
  • Thương mại dịch vụ;
  • Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại;
  • Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại

Ngoài ra, trong các Hiệp định thương mại tự do song phương hoặc các hiệp thương thương mại khu vực (FTAs, RTAs), phạm vi tranh chấp thương mại quốc tế còn rộng hơn, không chỉ dừng lại ở việc tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ mà còn bao gồm cả xúc tiến và tự do hóa đầu tư, chuyển giao công nghệ và nhiều nội dung mới khác như tiêu chuẩn lao động, môi trường, cạnh tranh.

Phân loại tranh chấp thương mại quốc tế

Dựa vào chủ thể và tính chất của quan hệ thương mại thì tranh chấp thương mại quốc tế được chia làm 2 nhóm chính:

  • Tranh chấp thương mại quốc tế công:
  • Là tranh chấp thương mại giữa các thực thể công về việc tự mình xây dựng và thực thi các chính sách thương mại như thuế xuất nhập khẩu; chống bán phá giá; trợ cấp; tự vệ,…
  • Thực thể công ở đây là quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế liên chính phủ.
  • Tranh chấp thương mại quốc tế công phát sinh khi 1 hoặc nhiều thực thể công cho rằng 1 thực thể công nào đó ban hành hoặc thực hiện chính sách thương mại không phù hợp hoặc không thực thi các nghĩa vụ đã cam kết với các thực thể kia.
  • Tranh chấp thương mại quốc tế tư:
  • Là tranh chấp giữa các thương nhân bao gồm cá nhân, tổ chức kinh tế và có thể là quốc gia – khi quốc gia tham gia với tư cách tư nhân).
  • Tranh chấp thương mại quốc tế tư có thể xuất phát từ các các lý do như: (1) Do các bên chủ ý vi phạm nghĩa vụ; (2) Do khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, xa cách địa lí tiềm ẩn khả năng hiểu không đúng, không đủ, thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ; (3) Chế độ quản lí của nhà nước, pháp luật của các quốc gia là khác nhau dẫn tới mâu thuẫn.
  • Tranh chấp thương mại quốc tế tư có nội dung liên quan nhiều lĩnh vực khác nhau như: mua bán hàng hóa quốc tế, thanh toán quốc tế, bảo hiểm quốc tế, đầu tư quốc tế, song phổ biến nhất là tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế.
  • Tranh chấp giữa thương nhân và quốc gia là 1 dạng tranh chấp thương mại quốc tế tư đặc biệt. Dù có sự tham gia của quốc gia – chủ thể có quyền miễn trừ, song hiện nay, khi tham gia vào quan hệ thương mại với thương nhân, các quốc gia ‘từ bỏ’ quyền miễn trừ tư pháp của mình để vị thế các bên trong quan hệ thương mại trở nên ngang bằng.

Chính vì vậy, khi thực thể công tham gia cả 2 loại tranh chấp là quốc gia với quốc gia và quốc gia với thương nhân, việc xác định loại tranh chấp phụ thuộc vào việc thực thể công đó có sử dụng quyền lực công trong khi tham gia mối quan hệ thương mại hay không. Điều này trên thực tế khó xác định và thường có mâu thuẫn khi có tranh chấp xảy ra.

Các phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến

Đối với tranh chấp thương mại quốc tế công, các phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm:

  • Phương thức mang tính chất ngoại giao: bao gồm Tham vấn, Môi giới, Trung gian/Hòa giải và Trọng tài. Các phương thức này thường mang tính chất bảo mật cao, không làm phương hại đến lợi ích của bất kì bên nào cũng như giảm thiểu được tối đa việc mất đi quan hệ thương mại của các bên với nhau và quan hệ của các bên với các thực thể công khác
  • Phương thức mang tính chất khởi kiện: là việc giải quyết tranh chấp trước cơ quan tài phán mang tính thiết chế, hay còn được gọi là giải quyết tranh chấp theo cơ chế riêng biệt (như Tòa án công lý quốc tế ICJ, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO DSB). Các cơ chế giải quyết tranh chấp riêng biệt này thường được quy định một cách chặt chẽ, được áp dụng đối với các thực thể công là thành viên của nó.
  • Thực tế, các quốc gia thường sử dụng các cơ chế giải quyết riêng biệt được xây dựng ở cấp độ khu vực hay toàn cầu. Trong đó, các phương thức như tham vấn, môi giới, trung gian, hòa giải và trọng tài đóng vai trò là một bộ phận cấu thành của các cơ chế này – có thể là 1 giai đoạn bắt buộc hoặc có thể là 1 phương thức được khuyến khích thực hiện trong suốt quá trình giải quyết theo cơ chế riêng biệt này (ví dụ môi giới, trung gian, hòa giải).

Đối với tranh chấp thương mại quốc tế tư, các phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm:

  • Giải quyết tranh chấp tại toà án
  • Các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài toà án hay còn được gọi là các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (Alternative Dispute Resolution – ADR). Một số phương thức giải quyết tranh chấp thay thế phổ biến bao gồm: thương lượng, trung gian/hoà giải, trọng tài. Ngoài ra, với xu thế phát triển phức tạp của các tranh chấp thương mại quốc tế, có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp thay thế mới, phái sinh từ các phương thức phổ biến trên như: phiên toà mini, phương thức kết hợp giữa trọng tài-hoà giải,…
  • Các phương thức ADR vừa có thể là những phương thức giải quyết độc lập, hoặc cũng có thể là những bước bắt buộc hoặc được khuyến khích thực hiện trong khi xét xử tại toà án.

 Công ty Luật Việt An với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu về pháp luật pháp luật dân sự, hợp đồng, kinh doanh thương mại, lao động, sở hữu trí tuệ, thuế, tài chính-ngân hàng, doanh nghiệp… luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ quý khách trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Quý khách hàng có khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải quyết tranh chấp vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn giải quyết nhanh gọn, chính xác, hiệu quả nhất!

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật tài chính/kế toán/thuế
Tư vấn pháp luật tài chính - kế toán – thuế
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật hành chính
Tư vấn pháp luật hành chính
Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp

Bài viết liên quan

Văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật

Hỏi đáp pháp luật

CÔNG TY LUẬT - ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - ĐẠI LÝ THUẾ VIỆT AN

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số: 01010266/TP/ĐKHĐ, cấp lần đầu ngày 23/10/2007 tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội.

Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Công ty Luật Việt An tại TP Hồ Chí Minh

Đại diện bởi: TS. LS Đỗ Thị Thu Hà (Giám đốc Công ty)

Mã số thuế: 0102392370

Văn phòng tại Hà Nội:

Tầng 3, Tòa nhà Hoàng Ngân Plaza, số 125 Hoàng Ngân, Phường Trung Hòa,
Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 66 64 06 06 - (024) 66 64 05 05

Phone: 09 33 11 33 66

Email: info@luatvietan.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh:

P. 04.68, Tầng 4, Sảnh A, Khu văn phòng: Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại : (‭028) 36 36 29 65‬ - (028) 36 36 29 75‬

Phone: 09 61 67 55 66

Email : info@luatvietan.com