info@luatvietan.com

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế

Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp được công nhận và áp dụng rộng tãi tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Được lựa chọn dựa trên sự nhanh chóng và tính chuyên môn cao, trọng tài thương mại quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường ổn định cho các trao đổi thương mại và hợp tác quốc tế. Để hiểu rõ về phương thức này, công ty Luật Việt An sẽ tổng hợp khái quát chung về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế.

Trọng tài thương mại

Lịch sử hình thành và phát triển của trọng tài thương mại quốc tế

Đối với thế giới

Mô hình trọng tài quốc tế xuất hiện bắt đầu ở Châu Âu những năm 20 của thế kỉ XX:

  • Năm 1922, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã ban hành Quy tắc trọng tài đầu tiên.
  • Năm 1923, Tòa Trọng tài ICC được thành lập. Cùng năm đó, Nghị định thư Geneva về điều khoản trọng tài ra đời.
  • Năm 1927, Công ước Geneva về thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài được ban hành (tiền thân Công ước New York 1958).

Trọng tài thương mại quốc tế hiện đại thực sự phát triển mạnh mẽ cùng với thời điểm các tập quán thương mại quốc tế (“luật của các thương nhân”) được hình thành và áp dụng rộng rãi:

  • Năm 1958, Công ước New York 1958 về Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới.
  • Năm 1961, Công ước Châu Âu về trọng tài thương mại quốc tế ra đời.
  • Năm 1976, UNCITRAL ban hành Quy tắc trọng tài UNCITRAL.
  • Năm 1985, UNCITRAL ban hành Luật Mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế. Luật này được nhiều quốc gia, đặc biệt các quốc gia đang phát triển áp dụng

Đối với Việt Nam

Tại Việt Nam, trọng tài thương mại quốc tế đã hình thành và hoạt động ở Việt Nam từ khá sớm:

  • Năm 1963, Hội đồng trọng tài Ngoại Thương được thành lập.
  • Năm 1964, Hội đồng trọng tài hàng hải được thành lập.

Hai tổ chức trên là tiền thân của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). Cho đến nay, VIAC được xem là trung tâm trọng tài quốc tế lâu đời và uy tín tại Việt Nam.

Khái quát chung về trọng tài thương mại quốc tế

Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế

Trọng tài thương mại quốc tế là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố quốc tế dựa trên sự thỏa thuận của các bên (là thương nhân) tham gia tranh chấp.

Đặc điểm của trọng tài thương mại quốc tế

  • Trọng tài là một cơ quan tài phán tư.
  • Trọng tài chỉ tiến hành khi có sự thỏa thuận giữa các bên.
  • Trọng tài có tính linh hoạt cao.
  • Trọng tài viên là các chuyên gia có kiến thức chuyên môn trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Phán quyết của trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các bên.

Các loại trọng tài thương mại quốc tế

Trọng tài thương mại quốc tế có thể được phân loại thành:

  • Trọng tài quy chế (trọng tài thường trực) là trọng tài được quản lý từ một tổ chức trọng tài và phải tuân theo các quy tắc trọng tài của tổ chức đó.
  • Trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) là phương thức trọng tài giải quyết các vụ tranh chấp cụ thể, bao gồm các trọng tài viên mà được các bên yêu cầu, lựa chọn mà không bị giới hạn bởi các danh sách trọng tài viên có sẵn. Khi giải quyết xong các tranh chấp này thì ủy ban trọng tài sẽ giải thể.

Các quy định về luật áp dụng với trọng tài thương mại quốc tế

Luật áp dụng trong tố tụng trọng tài

Luật áp dụng trong tố tụng trọng tài có vai trò định hướng, hướng dẫn các bên về cách thức tiến hành trọng tài.

  • Đầu tiên, về nguyên tắc tự do thỏa thuận các bên. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 19.1 Luật Mẫu UNCITRAL: “Theo quy định của luật này, các bên được tự do thỏa thuận về tố tụng mà hội đồng trọng tài phải thực hiện khi tiến hành tố tụng”.
  • Thứ hai, nguyên tắc nơi tọa lạc của trọng tài. Trong Điều 5 Công ước New York 1958 đã thừa nhận về nguyên tắc này thông qua các quy định về việc công nhận và thi hành các quyết định mà bị từ chối nếu “thành phần trọng tài xét xử hoặc thủ tục xét xử trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc nếu không có thỏa thuận đó, không phù hợp với luật của nước tiến hành trọng tài”.

Luật áp dụng trong nội dung tranh chấp

Đối với trong tài thương mại quốc tế, vấn đề về xác định luật áp dụng với nội dung tranh chấp giữa các bên là tương đối quan trọng bởi phán quyết trọng tài không chỉ dựa vào các điều khoản hợp đồng mà còn phải căn cứ vào các quy định của luật nội dung được điều chỉnh bởi các tranh chấp của các bên.

Sẽ đơn giản hơn nhiều trong việc xác định luật áp dụng trong nội dung tranh chấp nếu các bên tự thực hiện việc xác định luật áp dụng. Nếu không, thì hội đồng trọng tài sẽ làm việc đó và pháp luật do hội đồng trọng tài sẽ lựa chọn.

Các nguyên tắc của trọng tài thương mại quốc tế trong giải quyết tranh chấp

Nguyên tắc thỏa thuận

Đây được coi là nguyên tắc nền tảng của tố tụng trọng tài. Nội dung chính của nguyên tắc này là quá trình trọng tài phải diễn ra phù hợp với thỏa thuận của các bên về cách thức bổ nhiệm Trọng tài viên, số lượng Trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài.

Nguyên tắc này được công nhận rộng rãi bởi pháp luật của các quốc gia cũng như các điều ước quốc tế. Ví dụ như theo Công ước New York 1958 tại Điều 5 quy định: “thành phần trọng tài xét xử hoặc thủ tục xét xử trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc nếu không có thỏa thuận đó, không phù hợp với luật của nước tiến hành trọng tài;…” đã phần nào cụ thể hóa nguyên tắc thỏa thuận nói trên.

Nguyên tắc bình đẳng

Nội dung cơ bản của nguyên tắc này thể hiện ở việc Hội đồng trọng tài phải đối xử với các bên một cách công bằng và trao cho các bên cơ hội đầy đủ để trình bày lý lẽ về tranh chấp. Mục đích của việc sử dụng phương thức trọng tài thương mại quốc tế sẽ không đạt nếu các bên không được đối xử công bằng trước phiên tòa trọng tài.

Nguyên tắc bình đẳng có thể được tìm thấy tại Luật Mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL. Cụ thể theo Điều 18, các bên co quyền được yêu cầu đối xử một cách công bằng và phải được trao đầy đủ cơ hội để trình bày về vụ việc của mình. Hay quy định tại Điều 15 Quy tắc trọng tài UNCITRAL quy định các bên được đối xử công bằng và tại bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng mỗi bên sẽ được trao cho đầy đủ cơ hội để trình bày về vụ việc của mình.

Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, khách quan, vô tư

Được coi là nguyên tắc trung tâm của trọng tài thương mại quốc tế.

  • Sự độc lập của trọng tài viên được thể hiện ở việc trọng tài viên không có lợi ích trực tiếp hoặc liên quan trong vụ việc tranh chấp, không chịu sự chi phối của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nào khi giải quyết tranh chấp.
  • Sự khách quan của trọng tài viên được đảm bảo khi trọng tài viên thực hiện đúng vai trò của người thứ ba, phân xử đúng sai dựa trên chứng cứ, tài liệu, tình tiết của vụ việc và ra quyết định theo quy định của pháp luật.
  • Sự vô tư của trọng tài viên được thể hiện khi trọng tài viên không bày tỏ ý kiến chống lại một trong các bên tranh chấp hoặc kết quả xét xử.

Nguyên tắc độc lập của trọng tài viên được cụ thể hóa tại Điều 11 của Luật Mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế: “Không ai bị cản trở để trở thành trọng tài viên vì lý do quốc tịch, nếu các bên không có thỏa thuận nào khác.”

Nguyên tắc giữ bí mật nội dung vụ việc tranh chấp

Đây được coi là nghĩa vụ của trọng tài viên khi giải quyết vụ việc. Nguyên tắc này được hiện ở việc sẽ không có người ngoài được tham dự vào phiên xét xử trọng tài nếu các đương sự không cho phép.

Nguyên tắc giữ bí mật được ghi nhận tại Quy tắc trọng tài UNCITRAL tại Điều 25, theo đó phiên họp giải quyết tranh chấp sẽ được tổ chức bí mật trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Hội đồng trọng tài có thể yêu cầu bất cứ nhân chứng nào hoặc các nhân chứng rút khỏi trong quá trình thẩm vấn các nhân chứng khác.

Trên đây là những nội dung khái quát về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế hiện nay. Quý khách hàng có bất vướng mắc về pháp luật trọng tài thương mại, pháp luật dân sự xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật tài chính/kế toán/thuế
Tư vấn pháp luật tài chính - kế toán – thuế
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật hành chính
Tư vấn pháp luật hành chính
Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp

Bài viết liên quan

Văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật

Hỏi đáp pháp luật

CÔNG TY LUẬT - ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - ĐẠI LÝ THUẾ VIỆT AN

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số: 01010266/TP/ĐKHĐ, cấp lần đầu ngày 23/10/2007 tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội.

Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Công ty Luật Việt An tại TP Hồ Chí Minh

Đại diện bởi: TS. LS Đỗ Thị Thu Hà (Giám đốc Công ty)

Mã số thuế: 0102392370

Văn phòng tại Hà Nội:

Tầng 3, Tòa nhà Hoàng Ngân Plaza, số 125 Hoàng Ngân, Phường Trung Hòa,
Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 66 64 06 06 - (024) 66 64 05 05

Phone: 09 33 11 33 66

Email: info@luatvietan.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh:

P. 04.68, Tầng 4, Sảnh A, Khu văn phòng: Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại : (‭028) 36 36 29 65‬ - (028) 36 36 29 75‬

Phone: 09 61 67 55 66

Email : info@luatvietan.com