Trọng tài viên là nghề nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trở thành trọng tài viên, mà họ cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định đã được pháp luật quy định để có thể trở thành trọng tài viên. Vậy những tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên là gì? Công ty Luật Việt An sẽ trả lời cho câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Trọng tài Thương mại Việt Nam 2010, có thể hiểu trọng tài viên là người được các bên tranh chấp lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp giữa các bên theo các quy định đã được pháp luật đặt ra.
Dựa trên quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 về tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên, theo đó, để trở thành trọng tài viên, cá nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Các tiêu chuẩn này là các tiêu chuẩn bắt buộc, được pháp luật đề ra, tuy nhiên các Trung tâm trọng tài vẫn có thể được phép quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn so với các tiêu chuẩn này đối với trọng tài viên thuộc vào Trung tâm trọng tài của mình theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010.
Trong số các tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên, tiêu chuẩn về việc có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là tiêu chuẩn đầu tiên và tiêu chuẩn quan trọng quyết định xem liệu một cá nhân có được trở thành trọng tài viên hay không.
Theo pháp luật Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng mà một cá nhân nào đó, bằng hành vi của mình để xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình (Điều 19 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015).
Bên cạnh đó, quy định tại Điều 674 về Năng lực hành vi dân sự của cá nhân như sau:
Tiêu chuẩn về việc yêu cầu cá nhân phải có trình độ đại học và đã công tác được 05 theo lĩnh vực ngành đã học tại đại học là tiêu chuẩn về trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm.
Theo đó, nếu muốn trở thành trọng viên, cá nhân phải đạt được cùng lúc hai yếu tố sau:
Đây là hai điều kiện song hành với nhau, dù thiếu bất kỳ một trong các yêu cầu này, cá nhân sẽ có thể gặp trường hợp là không đáp ứng đúng và đủ các tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên, từ đó dẫn tới hệ quả là không thể trở thành trọng tài viên.
Chẳng hạn, một cá nhân đã có bằng đại học, nhưng lại có 05 kinh nghiệm thực tiễn ở một ngành nghề mà không phải trong lĩnh vực đã theo học tại đại học. Trong tình huống này, cá nhân sẽ bị coi là thiếu 05 kinh nghiệm công tác thực tiễn trong lĩnh vực đã học tại đại học và khiến cho khả năng trở thành trọng tài viên của người này sẽ ở mức thấp.
Trong số các tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên mà cá nhân phải đáp ứng, tiêu chí về việc cá nhân là chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, dù không có bằng đại học hay không có 05 kinh nghiệm theo ngành học vẫn có thể trở thành trọng tài viên là một trường hợp đặc biệt.
Lý do đây là trường hợp đặc biệt là bởi, tiêu chí này không yêu cầu về trình độ học vấn của cá nhân, nhưng cá nhân cần phải có chuyên môn cao cũng như nhiều kinh nghiệm mới có thể đáp ứng tiêu chuẩn trở thành trọng tài viên.
Vấn đề đặt ra ở tiêu chuẩn này là thế nào thì cá nhân được coi là có chuyên môn cao? Và thế nào thì mới được coi là có nhiều kinh nghiệm? Tuy không có sự định lượng một cách rõ ràng, nhưng có thể hiểu việc đạt được chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thì rất khó khăn và cần rất nhiều thời gian để trau dồi cũng như tích lũy kiến thức.
Có thể đánh giá, những tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên khá là khắt khe, khiến cho việc trở thành trọng tài viên của các cá nhân là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này lại càng khiến cho các bên tranh chấp có thể tin tưởng vào trọng tài viên để mang tranh chấp của mình cho Hội đồng trọng tài giải quyết.
Căn cứ vào Điều 21 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, trọng tài viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Có những trường hợp, cá nhân dù đã đáp ứng đầy đủ và chính xác các tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên tuy nhiên họ lại không thể trở thành trọng tài viên. Lý do là vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, nếu cá nhân thuộc vào một trong các trường hợp sau thì sẽ không được làm trọng tài viên cho dù có đáp ứng được các tiêu chuẩn. Cụ thể:
Lý do những trường hợp này không được làm trọng tài viên là để đảm bảo cho sự khách quan, công bằng và độc lập trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đồng thời, những đối tượng trên là những đối tượng đặc biệt, có thể gây ảnh hưởng đến việc xét xử bằng trọng tài.
Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc liên quan đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!