Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một phương thức ngày càng trở nên phổ biến đối với các tranh chấp thương mại bởi các đặc tính ưu việt của phương thức này như nhanh chóng, bảo mật, linh hoạt. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài phải ban hành các loại quyết định liên quan đến vụ việc và phán quyết. Phán quyết giải quyết tranh chấp của trọng tài là quyết định cuối cùng, giải quyết một phần hoặc toàn bộ vụ việc. Vậy phán quyết trọng tài có bị kháng cáo không?
Căn cứ Khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, phán quyết trọng tài được hiểu là quyết định của hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.
Căn cứ Điều 60 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, nguyên tắc ra phán quyết được quy định như sau:
Các phán quyết của trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực thi hành ngay đối với các bên đương sự. Đây là một nguyên tắc quan trọng và đặc thù khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài. Bởi vậy, phán quyết trọng tài không bị kháng cáo, kháng nghị.
Do đặc thù tố tụng, tòa án có thể thực hiện ở nhiều cấp xét xử nên một bản án do tòa án tuyên bố có thể bị kháng cáo, kháng nghị, được giải quyết theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Do vậy, nếu đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tòa án sẽ mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Trong khi đó, với nguyên tắc xét xử một lần, tiêu chí các bên đặt ra là giải quyết nhanh gọn, ít tốn kém, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài đã hoàn toàn được đáp ứng ở tố tụng trọng tài.
Trên tinh thần tin tưởng sự vô tư, khách quan, công tâm của trọng tài viên khi đưa ra phán quyết, các bên sẽ tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, nếu một trong các bên không tự nguyện thi hành khi hết thời hạn thi hành phán quyết cũng như không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, thì bên được thi hành phán quyết có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết này theo quy định tại Khoản 1 Điều Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Căn cứ theo Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, các trường hợp hủy phán quyết trọng tài được quy định:
Cụ thể, đây là trường hợp hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài; hoặc hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp mà không được các bên thỏa thuận yêu cầu trọng tài giải quyết hoặc giải quyết vượt quá phạm vi của thỏa thuận đưa ra trọng tài giải quyết.
Các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của trọng tài bao gồm: (i) tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (ii) tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; (iii) tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 vẫn còn có những quy định liên quan đến vấn đề hủy phán quyết của trọng tài (Điều 68) chưa cụ thể, rõ ràng, dẫn đến việc hiểu và áp dụng không thống nhất. Do vậy, Tòa án có thể dễ dàng hủy phán quyết trọng tài. Đặc biệt, với căn cứ hủy phán quyết trọng tài do vi phạm thủ tục tố tụng trọng tài và phán quyết trọng tài “trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” vẫn còn được quy định quá rộng và chung chung. Điều đó dẫn đến việc tòa án lạm dụng quy định về hủy phán quyết trọng tài. Do vậy, Nghị định số 124/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại cần bổ sung theo hướng quy định giải thích rõ căn cứ hủy phán quyết trọng tài được quy định tài Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 để tránh việc Tòa án lạm dụng hủy những phán quyết trọng tài mà không có căn cứ.
Vấn đề xác định cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài được quy định tại Điều 8 Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Theo đó, việc chỉ giới hạn thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi hội đồng trọng tài ra phán quyết mới có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là không hợp lý và không tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp. Trong thực tế, các doanh nghiệp thường có hoạt động kinh doanh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Điều này dẫn tới việc các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp không có trụ sở kinh doanh tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh lại phải nộp đơn yêu cầu thi hành án tại cơ quan thi hành án dân sự tại các thành phố này. Sau khi cơ quan thi hành án tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhận được đơn yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài, thì các cơ quan này lại phải ủy thác cho cơ quan thi hành án tại nơi bên phải thi hành có trụ sở hoặc tài sản. Điều đó gây lãng phí thời gian và tốn kém tiền bạc cho cơ quan thi hành án dân sự và bên phải thi hành. Vì vậy, cần sửa đổi khoản 1 Điều 8 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 theo hướng: cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định trọng tài là cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định trọng tài là cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản cần phải thi hành theo phán quyết của trọng tài.
Quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 mâu thuẫn với quy định của Luật Thi hành án dân sự, cụ thể là Điều 66 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 chỉ quy định bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Trong khi đó, Luật Thi hành án Dân sự quy định “người được thi hành các phán quyết trọng tài trở nên hợp lý”. Bởi vậy, cần sửa đổi thành quy định “bên được thi hành và bên phải thi hành các quyết định trọng tài đều có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành quyết định của trọng tài”.
Hiện nay, một phần trong quy định về phán quyết trọng tài của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 được ban hành chưa đầy đủ, chưa phù hợp với quy định của Luật Thi hành án dân sự dẫn đến việc thi hành phán quyết trọng tài gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như: Quyết định trọng tài không có phần hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành phán quyết, nghĩa vụ thi hành phán quyết, thời hiệu yêu cầu thi hành phán quyết và cấp quyết định trọng tài.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên có tranh chấp thực hiện phán quyết của trọng tài, thúc đẩy sự phát triển của các tranh chấp trọng tài và phương thức giải quyết bằng trọng tài, cần bổ sung các quy định về nội dung kết quả giải quyết tranh chấp trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Kết quả giải quyết tranh chấp cần ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, thời hạn thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên….Có như vậy, các bên liên quan mới có thể dễ dàng thực thi phán quyết của trọng tài.
Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn pháp luật doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp thông qua phương thức trọng tài thương mại xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất!