Phiên họp trọng tài là các phiên họp được mở ra bởi Hội đồng trọng tài để giải quyết các tranh chấp phát sinh được các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, có những trường hợp phiên họp trọng tài phải hoãn lại bởi nhiều lý do. Do đó, để cung cấp thêm thông tin cho quý khách hàng về các trường hợp hoãn phiên họp trọng tài, công ty Luật Việt An sẽ đưa ra bài viết dưới đây.
Hoãn phiên họp trọng tài là việc Hội đồng trọng tài ra quyết định lùi thời gian tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp lại trong một khoảng thời gian nhất định. Tức là, thay vì tổ chức vào ngày đã được ghi trong quyết định mở phiên họp trọng tài, phiên họp giải quyết tranh chấp thực tế sẽ được tổ chức vào một ngày nào đó sau ngày được ghi trong quyết định mở phiên họp trọng tài ban đầu.
Theo quy định tại Điều 57 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 về hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp, phiên họp giải quyết tranh chấp sẽ được hoãn khi một hoặc các bên có yêu cầu gửi đến Hội đồng trọng tài với lý do chính đáng.
Tức là, chỉ cần một bên trong tranh chấp có nhu cầu cần hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bởi vì có một lý do chính đáng nào đó, thì có thể gửi yêu cầu đến Hội đồng trọng tài, và Hội đồng trọng tài sẽ xem xét có hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp lại hay không.
Dựa trên quy định tại Điều 57 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, để có thể hoãn phiên họp trọng tài cần đáp ứng được hai điều kiện sau:
Thực tiễn pháp luật Việt Nam hiện nay, chưa có quy định cụ thể về thế nào thì được coi là lý do chính đáng. Tuy nhiên, quý khách hàng có thể tham khảo các trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại Khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể, các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm:
Các yêu cầu đối với yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã được quy định tại Điều 57 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010. Theo đó, yêu cầu hoãn phiên họp trọng tài phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Các yêu cầu trên là những quy định bắt buộc các bên phải tuân thủ khi làm đơn yêu cầu thì mới có thể hoãn phiên họp trọng tài. Chỉ cần thiếu hoặc sai sót ở một trong các tiêu chí này, yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp của bên yêu cầu có thể bị bãi bỏ và phiên họp trọng tãi vẫn sẽ được diễn ra như bình thường.
Chẳng hạn, nếu Hội đồng trọng tài không nhận được yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp trong khoảng thời gian chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp, yêu cầu hoãn phiên họp sẽ không được chấp nhận và bên yêu cầu hoãn phải chịu mọi chi phí phát sinh do không nộp đúng thời hạn.
Sau khi nhận được yêu cầu của ít nhất một trong các bên về việc hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài sẽ xem xét yêu cầu này có đáp ứng đầy đủ các điều kiện hay không và ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu hoãn này.
Dù trong trường hợp Hội đồng trọng tài chấp thuận hay từ chối yêu cầu hoãn, Hội đồng trọng tài cũng đều phải thông báo cho các bên. Việc thông báo này phải kịp thời để các bên có thể nắm bắt được thông tin. Vấn đề này đã được quy định rõ tại Điều 57 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010.
Nếu Hội đồng trọng tại đồng ý với yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, Hội đồng trọng tài sẽ là chủ thể quyết định thời gian hoãn phiên họp. Do đó, cho dù bên yêu cầu có kiến nghị thời gian hoãn phiên tòa trong yêu cầu hoãn, nhưng Hội đồng trọng tài có thể lựa chọn là nghe theo khoảng thời gian đó hoặc quyết định một khoảng thời gian khác mà Hội đồng trọng tài cho là hợp lý.
Việc không có quy định cụ thể nào để giải thích về lý do chính đáng có thể gây ra nhiều tranh cãi trong thực tiễn. Chẳng hạn, bên yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cho rằng lý do họ đưa ra là chính đáng, tuy nhiên, Hội đồng trọng tài lại cho rằng lý do này là lý do không chính đáng và không chấp thuận việc yêu cầu hoãn phiên họp.
Do đó, việc xem xét lý do chính đáng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của Hội đồng trọng tài. Dù cho việc xem xét lý do này phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố khách quan như hoàn cảnh của bên yêu cầu, tình hình thiên nhiên,…
Tuy có thể coi việc không có quy định cụ thể về thời gian hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một quy định linh hoạt, và Hội đồng trọng tài có thể ra quyết định khoảng thời gian phù hợp với tình hình thực tiễn.
Dẫu vậy, chính vì không có khoảng thời gian cụ thể, nên có thể dẫn tới việc các bên có thể lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi không đứng đắn. Chẳng hạn, sử dụng các thủ đoạn trong thời gian hoãn phiên họp để bên tranh chấp còn lại từ bỏ tham gia giải quyết tranh chấp.
Do đó, dù là một quy định linh hoạt, tôn trọng quyền tự quyết của Hội đồng trọng tài, nhưng đồng thời đây cũng là một kẽ hở để mà các bên có thể lợi dụng cho mục đích xấu.
Quý khách hàng có bất vướng mắc về các trường hợp hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!