info@luatvietan.com

Quy định về thời hạn hợp đồng thử việc

Trong những năm gần đây, nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật trong lĩnh vực lao động của người lao động và người sử dụng ngày càng tăng cao. Nguyên nhân là bởi tình hình kinh tế nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng lao động có trình độ cao ngày một tăng, người lao động cũng dần ý thức được mối quan hệ bình đẳng với người sử dụng lao động. Và một trong những vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm của người lao động chính là quy định của pháp luật về thời hạn thử việc. Chính vì vậy mà trong bài viết này, Luật Việt An sẽ giới thiệu tới quý khách hàng các quy định về thời hạn hợp đồng thử việc.

Khái quát về thử việc

Hiện nay chưa có một quy định nào định nghĩa cụ thể về “Thử việc”, tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản rằng thử việc là một quá trình ngắn để người lao động làm việc tại một công ty hoặc một tổ chức nào đó, đồng thời là thời gian để người sử dụng lao động khảo sát năng lực, hiệu suất làm việc của người thử việc.

Nếu như sau khi kết thúc quãng thời gian thử việc mà cả hai bên đều có ấn tượng tốt với nhau, người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển và người lao động có mong muốn tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức đó thì hai bên sẽ tiến hành thoả thuận và ký kết hợp đồng lao động.

Trong khoảng thời gian thử việc, người thử việc không được coi là người lao động của công ty.

phương thức để thoả thuận nội dung thử việc

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, người lao động và người sử dụng lao động có hai phương thức để thoả thuận nội dung thử việc, đó là:

  • Giao kết hợp đồng thử việc;
  • Thoả thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động.

Tuỳ vào nhu cầu mà các bên có thể lựa chọn phương thức giao kết nội dung thử việc phù hợp.

Lưu ý, trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động dưới một tháng thì không áp dụng thử việc.

Theo quy định hiện nay, hai bên thoả thuận tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc, tuy nhiên không được thấp hơn 8% mức lương của công việc đó.

Quy định về thời hạn hợp đồng thử việc

Thời hạn hợp đồng thử việc 

Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng thử việc, thì thời hạn của hợp đồng thử việc sẽ là thời gian thử việc. Hay nói cách khác, sau khi kết thúc thời gian thử việc thì hợp đồng thử việc sẽ hết hiệu lực và hai bên sẽ phải ký kết hợp đồng lao động mới.

thời gian thử việc của các vị trí nghề nghiệp khác nhau là khác nhau

Thời gian thử việc hiện nay được quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, theo đó, thời gian thử việc của các vị trí nghề nghiệp khác nhau là khác nhau. Cụ thể:

  • Không quá 180 ngày: người thử việc ở vị trí người quản lý doanh nghiệp;
  • Không quá 60 ngày: công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  • Không quá 30 ngày: công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
  • Không quá 06 ngày làm việc: đối với công việc khác.

Như vậy, tuỳ thuộc vào vị trí công việc mà thời hạn của hợp đồng thử việc có thể lên tới 180 ngày (tương đương 06 tháng).  

Vị trí công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, tính phức tạp cao thì thời gian thử việc sẽ cao hơn các công việc khác. Vậy nên người sử dụng lao động cũng như người lao động cần lưu ý quy định về thời hạn hợp đồng thử việc để thoả thuận được nội dung hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

Lưu ý, số lần thử việc tối đa đối với một công việc của người lao động là một lần, không được ký kết hai hợp đồng thử việc liên tiếp với cùng một người lao động về cùng một nội dung công việc, một vị trí việc làm.

Quyền chấm dứt hợp đồng thử việc của người lao động

Trong trường hợp hết thời hạn hợp đồng thử việc, người sử dụng lao động đánh giá người lao động làm việc không đạt yêu cầu thì sẽ chấm dứt hợp đồng thử việc đã ký kết với người lao động.

Quyền huỷ bỏ hợp đồng thử việc trong thời gian thử việc

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019, cả hai bên người sử dụng lao động và người lao động đều có quyền huỷ bỏ hợp đồng thử việc trong thời gian thử việc.

Theo đó, mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ hợp đồng thử việc đã giao kết và không cần báo trước cũng như không cần phải bồi thường cho bên còn lại.

Nội dung cơ bản của hợp đồng thử việc

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, nội dung cơ bản của hợp đồng thử việc bao gồm:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời gian thử việc;
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Ngoài các nội dung trên, hai bên có thể thoả thuận thêm và đưa vào trong hợp đồng thử việc những nội dung khác, tuy nhiên phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Xử phạt hành chính khi vi phạm thời gian thử việc

Theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, hành vi thử việc quá thời gian quy định có thể bị xử phạt mức tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Mức phạt này là mức phạt đối với cá nhân, trường hợp phạt tiền đối với tổ chức thì sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, đó là trả đủ tiền lương của công việc cho người lao động trong thời gian thử việc quá quy định.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Việt An về nội dung “Quy định về thời hạn hợp đồng thử việc”. Quý khách hàng nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về pháp luật lao động nói chung và vấn đề thử việc nói riêng, xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật tài chính/kế toán/thuế
Tư vấn pháp luật tài chính - kế toán – thuế
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật hành chính
Tư vấn pháp luật hành chính
Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp

Bài viết liên quan

Văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật

Hỏi đáp pháp luật

CÔNG TY LUẬT - ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - ĐẠI LÝ THUẾ VIỆT AN

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số: 01010266/TP/ĐKHĐ, cấp lần đầu ngày 23/10/2007 tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội.

Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Công ty Luật Việt An tại TP Hồ Chí Minh

Đại diện bởi: TS. LS Đỗ Thị Thu Hà (Giám đốc Công ty)

Mã số thuế: 0102392370

Văn phòng tại Hà Nội:

Tầng 3, Tòa nhà Hoàng Ngân Plaza, số 125 Hoàng Ngân, Phường Trung Hòa,
Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 66 64 06 06 - (024) 66 64 05 05

Phone: 09 33 11 33 66

Email: info@luatvietan.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh:

P. 04.68, Tầng 4, Sảnh A, Khu văn phòng: Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại : (‭028) 36 36 29 65‬ - (028) 36 36 29 75‬

Phone: 09 61 67 55 66

Email : info@luatvietan.com