1900 0000
info@luatvietan.com

Thời gian hưởng chế độ thai sản và dưỡng sức sau thai sản

Không chỉ thời gian trong khi hưởng chế độ thai sản là quan trọng, mà sức khỏe người phụ nữa có thể bị ảnh hưởng sau thai sản. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động nữ, pháp luật cũng có quy định riêng về thời gian nghĩ dưỡng sức sau thai sản. Trong bài viết sau đây, Luật Việt An sẽ trình bày những vấn đề pháp lý cơ bản đối với thời gian hưởng chế độ thai sản và dưỡng sức sau thai sản theo pháp luật Việt Nam.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Luật BHXH);
  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH.

Thời gian hưởng chế độ thai sản

Khi khám thai

  • Tần suất: trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Khi sinh con

  • Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng (sau đây gọi tắt là “chế độ 06 tháng”)
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
  • Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
    • 05 ngày làm việc;
    • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
    • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
    • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Lưu ý:

  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nam được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
  • Trừ thời gian tính cho chế độ nghỉ của lao động nam được đề cập ở trên, thời gian hưởng chế độ thai sản được tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
  • Sau khi sinh con, trong một số trường hợp đặc biệt, lao động có thể hưởng thêm các chế độ nghỉ việc sau:
Trường hợp Chế độ Lưu ý
Con dưới 02 tháng tuổi bị chết sau khi sinh. Nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con Hưởng thêm cùng với thời gian đã hưởng trước khi sinh.

Thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết sau khi sinh. Nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng không vượt quá chế độ 06 tháng.
Mẹ chết sau khi sinh con (có mẹ hoặc cả cha và mẹ tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ). Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định.

Mức hưởng chế độ được tính trên cơ sở bình quân lương tính chế độ của mẹ hoặc cha (nếu cha có tham gia BHXH).

Trường hợp mẹ không đủ điều kiện thì thời gian nghỉ được tính cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ được tính trên cơ sở bình quân lương tính chế độ của cha.

Trường hợp không nghỉ theo quy định này thì được nghỉ việc theo chế độ 06 tháng ngoài tiền lương. Mức hưởng chế độ được tính trên cơ sở bình quân lương tính chế độ của mẹ.

Mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi Áp dụng khi chỉ có cha tham gia BHXH. Mức hưởng chế độ được tính trên cơ sở bình quân lương tính chế độ của cha.

Lưu ý các trường hợp đặc biệt

  • Lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện về thời gian đóng BHXHthì ngoài thời gian nghỉ hưởng chế độ trước sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý tính từ thời điểm thai chết lưu.

Ví dụ 15: Chị C liên tục tham gia BHXH bắt buộc được 3 năm, mang thai đến tháng thứ 8 thì nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, một tháng sau khi nghỉ việc thì thai bị chết lưu. Như vậy, chị C ngoài việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai chết lưu, còn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 50 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

  • Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có con bị chết hoặc chết lưu thì thời gian hưởng, trợ cấp thai sản khi sinh con và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu. Thời gian hưởng cụ thể:
    • Trường hợp tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ khi thai chết lưu đối với từng thai, không tính trùng thời gian hưởng.
    • Trường hợp tất cả các thai đều bị chết sau khi sinh thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo chế độ khi con bị chết sau khi sinh, áp dụng đối với con chết sau cùng.
  • Lao động nam thuộc trường hợp nghỉ nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định.
  • Thời gian hưởng chế độ thai sản trùng với trường hợp người lao động đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động: thời gian trùng được tính hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

  • Lao động nữ, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc kể từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe của người lao động chưa phục hồi mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
  • Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
  • Số ngày nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người sử dụng lao động quyết định.

Thời gian nghỉ tối đa

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng lương khi nghỉ

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Lưu ý:

  • Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định tại Điều 40 của Luật BHXH thì không giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con.
  • Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.

Ví dụ: Chị T đang tham gia BHXH bắt buộc, ngày 15/12/2016 trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con, đến ngày 10/01/2017 do sức khỏe chưa phục hồi nên chị T được cơ quan giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày.

Trường hợp chị T được nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày và thời gian nghỉ này được tính cho năm 2016.

  • Đối với lao động nữ trong một năm vừa nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33 của Luật BHXH; vừa nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm đối với mỗi trường hợp không quá thời gian tối đa quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt An về thời gian hưởng chế độ thai sản và dưỡng sức sau thai sản. Quý khách có thắc mắc cần tư vấn liên quan đến pháp luật lao động, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An – Đại lý thuế Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật tài chính/kế toán/thuế
Tư vấn pháp luật tài chính - kế toán – thuế
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật hành chính
Tư vấn pháp luật hành chính
Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp

Bài viết liên quan

Văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật

Hỏi đáp pháp luật

CÔNG TY LUẬT - ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - ĐẠI LÝ THUẾ VIỆT AN

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số: 01010266/TP/ĐKHĐ, cấp lần đầu ngày 23/10/2007 tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội.

Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Công ty Luật Việt An tại TP Hồ Chí Minh

Đại diện bởi: TS. LS Đỗ Thị Thu Hà (Giám đốc Công ty)

Mã số thuế: 0102392370

Văn phòng tại Hà Nội:

Tầng 3, Tòa nhà Hoàng Ngân Plaza, số 125 Hoàng Ngân, Phường Trung Hòa,
Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 66 64 06 06 - (024) 66 64 05 05

Phone: 09 33 11 33 66

Email: info@luatvietan.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh:

P. 04.68, Tầng 4, Sảnh A, Khu văn phòng: Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại : (‭028) 36 36 29 65‬ - (028) 36 36 29 75‬

Phone: 09 61 67 55 66

Email : info@luatvietan.com