info@luatvietan.com

Quy định về hợp đồng học việc

Học việc là giai đoạn quan trọng, nhằm tích luỹ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm từ công việc thực tế. Để bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện thì hợp đồng học việc là căn cứ pháp lý quan trọng ràng buộc giữa các bên của hợp đồng. Sau đây, Công ty luật Việt An xin đưa ra các thông tin cơ bản về hợp đồng học việc như sau.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Lao động năm 2019;
  • Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014.

Khái quát về hợp đồng học việc

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về học việc hay hợp đồng học việc. Tuy nhiên có thể hiểu rằng: Học việc là việc người sử dụng lao động sẽ hướng dẫn, đào tạo thông quá quá trình tham gia trực tiếp vào các công đoạn của hoạt động thực tế mà người lao động muốn tiếp cận trong quá trình học việc.

Học việc có bản chất cũng tương tự như học nghề. Chỉ khác là học nghề ở mức độ chuyên môn gắn kết cả lý thuyết và thực hành, cơ sở đào tạo nghề phải được đăng ký và thành lập theo quy định của pháp luật. Còn học việc thì chỉ là hoạt động thực hành và trải nghiệm thực tế còn phần lý thuyết sẽ do người học việc tự học hỏi, tìm hiểu nếu cần thiết, việc học việc được thực hiện trực tiếp tại chính doanh nghiệp đó mà không phải thông qua trường, lớp đào tạo nào.

Nội dung của hợp đồng học việc

Hợp đồng học việc cần có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Thông tin của bên dạy việc;
  • Thông tin của bên học việc;
  • Nghề đào tạo;
  • Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian học việc;
  • Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
  • Trách nhiệm của người lao động.

Thời gian học nghề

Theo quy định tại Điều 33 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 thì thời gian học việc đối với từng trình độ như sau:

  • Trình độ sơ cấp: 03 tháng – 01 năm;
  • Trình độ trung cấp: 01 – 02 năm;
  • Trình độ cao đẳng: 02 – 03 năm.

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều vị trí việc làm đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, phức tạp do vậy thời gian đào tạo có thể không được xác định cụ thể nên thời gian học việc và dạy việc có thể tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên nhằm đạt được mục đích chính trong quá trình học việc này.

Quy định về người học việc

Người học việc cần phải đảm đảm về độ tuổi pháp luật quy định và phải có sức khoẻ phù hợp như sau:

  • Bất cứ người nào đủ 14 tuổi trở lên đều có thể trở thành người học nghề hoặc người tập nghề, với điều kiện người đó có sức khỏe phù hợp với các yêu cầu của ngành nghề đào tạo;
  • Nếu một người học nghề nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, người đó phải đủ 18 tuổi trở lên. Danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành.

Tiền lương trong quá trình học việc

Trong trường hợp người học việc làm việc hiệu quả cho người sử dụng lao động, thì hai bên thỏa thuận với nhau mức lương phù hợp. Trong các trường hợp khác, mức lương (nếu có) tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.

Quyền lợi của người lao động trong quá trình học việc

Người lao động được đảm bảo các quyền lợi trong quá trình học việc như sau:

  • Không phải đóng phí trong quá trình học việc nếu sau khi kết thúc thời gian học việc được làm việc chính thức cho doanh nghiệp;
  • Được người sử dụng lao động tạo điều kiện để học kỹ năng nghề, thực hành trên thực tế;
  • Được đảm bảo về các vấn đề như an toàn lao động, vệ sinh lao động; được trang bị các vật dụng bảo hộ trong quá trình học việc, tham gia lao động, sản xuất;
  • Được giao kết hợp đồng lao động chính thức nếu đảm bảo đủ các điều kiện sau khi hết thời gian học việc.

Sau khi hoàn thành quá trình học việc

Khi hết thời gian học nghề mà người học nghề đảm bảo được các điều kiện để trở thành người lao động chính thức thì hai bên phải ký kết hợp đồng lao động hoặc có thể tiếp tục gia hạn thời hạn học việc.

Lưu ý: Nếu người học việc vì lý do nào đó không muốn tiếp làm việc cho doanh nghiệp theo thoả thuận sau học việc thì người học việc sẽ phải bồi thường cho người dạy việc khoản tiền chi phí đào tạo trong hợp đồng học việc (nếu không có quy định trong hợp đồng học việc sẽ căn cứ theo khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về chi phí đào tạo).

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật lao động, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hổ trợ!

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật tài chính/kế toán/thuế
Tư vấn pháp luật tài chính - kế toán – thuế
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật hành chính
Tư vấn pháp luật hành chính
Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp

Bài viết liên quan

Văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật

Hỏi đáp pháp luật

CÔNG TY LUẬT - ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - ĐẠI LÝ THUẾ VIỆT AN

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số: 01010266/TP/ĐKHĐ, cấp lần đầu ngày 23/10/2007 tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội.

Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Công ty Luật Việt An tại TP Hồ Chí Minh

Đại diện bởi: TS. LS Đỗ Thị Thu Hà (Giám đốc Công ty)

Mã số thuế: 0102392370

Văn phòng tại Hà Nội:

Tầng 3, Tòa nhà Hoàng Ngân Plaza, số 125 Hoàng Ngân, Phường Trung Hòa,
Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 66 64 06 06 - (024) 66 64 05 05

Phone: 09 33 11 33 66

Email: info@luatvietan.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh:

P. 04.68, Tầng 4, Sảnh A, Khu văn phòng: Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại : (‭028) 36 36 29 65‬ - (028) 36 36 29 75‬

Phone: 09 61 67 55 66

Email : info@luatvietan.com