Ngày 30/6/2023 Chính phủ ban hành Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra.
Toàn văn Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra do Chính phủ ban hành:
Tải toàn văn Nghị định 43/2023/NĐ-CP tại đây
Những thông tin cơ bản về Nghị định 43/2023/NĐ-CP do Chính phủ ban hành hướng dẫn Luật Thanh tra bao gồm:
Ngày ban hành | 30/06/2023 |
Ngày có hiệu lực | 15/08/2023 |
Nghị định 43/2023/NĐ-CP được xây dựng với 10 Chương và 70 Điều luật quy định chi tiết một số điều của Luật Thanh tra và biện pháp thi hành Luật Thanh tra.
Nghị định 43/2023//NĐ-CP nêu rõ đối tượng áp dụng Nghị định bao gồm những đối tượng sau:
Nghị định 43/2023/NĐ-CP cụ thể hóa các quy định tại Luật Thanh tra về Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, đồng thời kế thừa các quy định còn phù hợp của Nghị định số 97/2011/NĐ-CP quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra, một số nội dung được quy định chi tiết bao gồm:
Theo quy định của Nghị định 43/2023/NĐ-CP, Thanh tra viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điều 39, 40 và 41 của Luật Thanh tra thì được xét nâng ngạch trong các trường hợp sau đây:
Bên cạnh đó quy định về yêu cầu về thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ:
Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định về bổ nhiệm các ngạch thanh tra theo thủ tục chuyển ngạch như sau: Người đang công tác trong cơ quan thanh tra, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định các điều 39, 40 và 41 của Luật Thanh tra thì được xét chuyển ngạch để bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra, cụ thể như sau:
Yêu cầu đối với thanh tra viên dự thi nâng ngạch lên TTVC bao gồm:
Yêu cầu đối với TTVC dự thi nâng ngạch lên TTVCC ngoài việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về mức hoàn thành nhiệm vụ và năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn cần phải có thời gian công tác ở ngạch TTVC và tương đương tối thiểu là 06 năm, trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và đang giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch TTVCC chuyển sang cơ quan thanh tra.
Trong thời gian giữ ngạch TTVC và tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng TTVC được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Có bằng đại học trở lên; có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ TTVCC; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định, căn cứ thanh tra lại cụ thể như sau:
Về thẩm quyền thanh tra lại, Nghị định 43/NĐ-CP quy định, Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và tương đương, của cơ quan khác thuộc bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; vụ việc đã có kết luận của Thanh tra sở thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Chánh Thanh tra tỉnh quyết định thanh tra lại vụ việc thanh tra hành chính đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện) khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Thời hạn thanh tra lại là không quá 45 ngày đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành và không quá 30 ngày đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh tiến hành.
Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên chính trở lên
Nghị định quy định, thành phần Đoàn thanh tra bao gồm: Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu cần thiết), thành viên của Đoàn thanh tra.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm đề xuất người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của cuộc thanh tra làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra và số lượng người tham gia Đoàn thanh tra để người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra trao đổi, thống nhất với người được dự kiến làm Trưởng đoàn thanh tra về những người được dự kiến là thành viên Đoàn thanh tra. Việc đề xuất Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra phải được thông báo với đơn vị quản lý, sử dụng trực tiếp người được đề xuất, đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ và người được dự kiến là thành viên Đoàn thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra phải đáp ứng một số tiêu chuẩn chung như:
Ngoài ra, Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên chính trở lên; Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên chính trở lên; Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên trở lên; Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra sở, Chánh thanh tra huyện thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên trở lên.
Như vậy, khác với quy định của Luật Thanh tra năm 2010, công chức chưa được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên tại các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thì không được là Trưởng đoàn thanh tra; công chức là trưởng phòng, phó phòng hoặc đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý cao hơn tại cơ quan thanh tra nhưng chưa được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên chính cũng không được là trưởng đoàn thanh tra.
Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định Người thuộc một trong 04 trường hợp sau đây không được tham gia Đoàn thanh tra:
Theo Nghị định 43/NĐ-CP, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người có hành vi vi phạm trong thực hiện kết luận thanh tra phải bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm đối với cán bộ; khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc đối với công chức; khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc đối với viên chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật khi có hành vi như:
Nếu người vi phạm không phải là cán bộ, công chức, viên chức thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra là cán bộ, công chức, viên chức mà có hành vi vi phạm thì bị xử lý kỷ luật theo các hình thức như:
Nếu không phải cán bộ, công chức, viên chức thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Ngoài các quy định nêu trên, Nghị định 43/CP-CP cũng hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện việc giám định, phong tỏa tài khoản, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát trong hoạt động thanh tra; Việc công khai kết luận thanh tra, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; Việc giải quyết kiến nghị, phản ánh về hoạt động thanh tra, giải quyết kiến nghị về nội dung trong kết luận thanh tra.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về pháp luật hành chính, Luật Thanh tra xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.