1900 0000
info@luatvietan.com

Các loại hợp đồng lao động theo quy định hiện hành

Khi tham gia vào bất kỳ mối quan hệ pháp luật nào thì các bên đều cần giao kết hợp đồng nhằm xác lập và đảm bảo quyền và lợi ích của mình, và trong lĩnh vực lao động cũng không ngoại lệ. Sau đây, Công ty luật Việt An xin đưa ra các thông tin về các loại hợp đồng lao động theo quy định hiện hành:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2019.

Khái quát chung về hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Hợp đồng lao động được coi như một loại hợp đồng dân sự đặc biệt, vì:

  • Vừa mang những đặc điểm chung của hợp đồng (nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và phù hợp với các quy định của pháp luật.
  • Vừa mang những đặc điểm riêng của hợp đồng lao động:
  • Sự phụ thuộc của người lao động vào người sử dụng lao động;
  • Sự thoả thuận của các bên không bị khống chế bởi những giới hạn pháp lý chặt chẽ;
  • Đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm có trả công, tiền lương mà không phải một dịch vụ, hàng hoá thông thường hay một quan hệ mua bán, thuê, mượn;
  • Phải do đích danh người lao động thực hiện mà không được uỷ quyền hay một cá nhân nào khác thay thế thực hiện;
  • Được thực hiện liên tục trong khoảng thời gian nhất định hay vô định.

Lưu ý: Trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động các bên ký kết có thể thỏa thuận sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động. Trong trường hợp có sự thay đổi của một trong những nội dung chủ yếu về điều kiện lao động thì người lao động có quyền ký hợp đồng lao động mới.

Hình thức hợp đồng lao động

Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động có thể được giao kết dưới 03 hình thức sau:

  • Giao kết bằng văn bản;
  • Giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản;
  • Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp 03 trường hợp sau:
  • Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động;
  • Khi giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
  • Khi giao kết hợp đồng lao động với người lao động là người giúp việc gia đình.

Phân loại hợp đồng lao động

Theo khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 thì hợp đồng lao động gồm 02 loại sau:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Đối với loại hợp đồng này, các bên không bị ràng buộc về thời gian nhưng thường được áp dụng cho những công việc có tính chất liên tục, không xác định được thời điểm kết thúc hoặc có thời gian kết thúc trên 36 tháng.
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp sau khi hết hạn hợp đồng mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải thực hiện một trong hai việc sau:
  • Hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
  • Nếu hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động xác định thời hạn đã giao kết trước đó sẽ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Lưu ý: Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ trường hợp hợp đồng lao động đối với:

  • Người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;
  • Người lao động cao tuổi;
  • Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.

Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng lao động

Phía người lao động

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
  • Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
  • Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

Phía người sử dụng lao động

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  • Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  • Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Lưu ý:

  • Người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
  • Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật lao động, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hổ trợ!

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật đầu tư
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật dân sự
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật lao động
Tư vấn pháp luật tài chính/kế toán/thuế
Tư vấn pháp luật tài chính - kế toán – thuế
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật hình sự
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai
Tư vấn pháp luật hành chính
Tư vấn pháp luật hành chính
Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp

Bài viết liên quan

Văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật

Hỏi đáp pháp luật

CÔNG TY LUẬT - ĐẠI DIỆN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - ĐẠI LÝ THUẾ VIỆT AN

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số: 01010266/TP/ĐKHĐ, cấp lần đầu ngày 23/10/2007 tại Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội.

Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Công ty Luật Việt An tại TP Hồ Chí Minh

Đại diện bởi: TS. LS Đỗ Thị Thu Hà (Giám đốc Công ty)

Mã số thuế: 0102392370

Văn phòng tại Hà Nội:

Tầng 3, Tòa nhà Hoàng Ngân Plaza, số 125 Hoàng Ngân, Phường Trung Hòa,
Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: (024) 66 64 06 06 - (024) 66 64 05 05

Phone: 09 33 11 33 66

Email: info@luatvietan.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh:

P. 04.68, Tầng 4, Sảnh A, Khu văn phòng: Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại : (‭028) 36 36 29 65‬ - (028) 36 36 29 75‬

Phone: 09 61 67 55 66

Email : info@luatvietan.com