Người lao động là nhân tố quan trọng trong sự phát triển không chỉ của công ty, doanh nghiệp mà họ còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của cả đất nước. Do đó, để họ có thể phát huy hết khả năng lao động của mình, nhà nước và các tổ chức cũng đã có nhiều chương trình phúc lợi dành cho người lao động nhằm kịp thời động viên, hỗ trợ. Khi người lao động bị thất nghiệp, chưa tìm công việc phù hợp thì bảo hiểm thất nghiệp sẽ được chi trả tương xứng khi họ tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Và có câu hỏi đặt ra như sau: Liệu khi chưa lĩnh bảo hiểm thất nghiệp thì có bị mất không?
Dưới đây, Công ty luật Việt An xin đưa ra các thông tin quy định về vấn đề trên như sau:
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013: “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ dành cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, khi họ bị mất việc làm sẽ nhận được một khoản tiền được trích ra từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp nhằm hỗ trợ người lao động một phần thu nhập, bên cạnh đó, số tiền nhận được là cơ sở giúp họ có thể học nghề, duy trì việc làm, tìm kiếm việc làm trong thời gian nghỉ việc.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 1 quỹ tài chính độc lập, không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mà thuộc sự quản lý, thực hiện của tổ chức bảo hiểm xã hội nhằm chia sẻ chế độ rủi ro của những người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo Điều 42 Luật Việc làm năm 2013 quy định 4 chế độ bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 thì những đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
Lưu ý: Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm năm 2013 đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp: Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp
Lưu ý: Thời gian tối đa được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 12 tháng (cho dù với cách tính trên có thể thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp do cộng dồn là hơn 12 tháng nhưng cũng chỉ được tính tối đa là 12 tháng).
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Việc làm năm 2013.
Ví dụ: Ngày 01/07/2023 là ngày mà người lao động nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật thì thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp bắt đầu được tính kể từ ngày 17/07/2023.
Theo khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.”
Như vậy, nếu người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sau thời gian 03 tháng kể từ ngày hết hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được coi là không có nhu cầu muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động đó được hưởng chưa nhận sẽ không bị mất. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận sẽ được bảo lưu và khi tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo (nếu đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật) thì khoảng thời gian chưa nhận trợ cấp thất nghiệp trước đó sẽ được cộng tiếp tục vào lần tính sau này để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo đó, tối đa mỗi người trong cuộc đời lao động chỉ được hưởng tối đa là 12 tháng lương trợ cấp thất nghiệp.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật lao động, kê khai bảo hiểm xã hội xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!