Ngày 1/7/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí năm 2022.
Tải Nghị định 45/2023/NĐ-CP tại đây
Những thông tin cơ bản về Nghị định 45/2023/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí năm 2022 bao gồm:
Ngày ban hành | 01/07/2023 |
Ngày có hiệu lực | 01/07/2023 |
Nghị định 45/2023/NĐ-CP gồm 10 chương, 64 điều quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí về điều tra cơ bản về dầu khí; danh mục lô dầu khí; lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí; hợp đồng dầu khí; an toàn trong hoạt động dầu khí; hồ sơ, trình tự, thủ tục triển khai hoạt động dầu khí, dự án dầu khí; ưu đãi trong hoạt động dầu khí; khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí; quyết toán chi phí hoạt động dầu khí, trong phạm vi đất liền, hải đảo và vùng biển của Việt Nam.
Theo hướng dẫn của Nghị định 45/2023/NĐ-CP, đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án điều tra cơ bản về dầu khí bao gồm các nội dung chính sau:
Ngoài ra cùng với đó là các nội dung sau:
Điểm a khoản 7 Điều 3 Nghị định 45/2023/NĐ-CP hướng dẫn trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Công Thương theo quy định, trên cơ sở đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án điều tra cơ bản về dầu khí do tổ chức chủ trì thực hiện đề án lập và được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho ý kiến, tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí trình Bộ Công Thương 2 bộ hồ sơ (gồm 1 bộ hồ sơ gốc và 1 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán chi phí đề án.
Hồ sơ cần có các giấy tờ sau:
Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định việc thẩm định đề cương chi tiết và dự toán chi phí đề án điều tra cơ bản về dầu khí được thực hiện theo hình thức hội đồng thẩm định. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định thành lập, quy chế hoạt động của hội đồng thẩm định (bao gồm đại diện các bộ, ngành liên quan) và tổ chuyên viên giúp việc hội đồng thẩm định.
Thời hạn hoàn thành thẩm định: 50 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, trong đó 45 ngày để hội đồng hoàn thành thẩm định, 5 ngày trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định cụ thể nhà thầu phải bảo đảm mọi rủi ro phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả công trình dầu khí, máy móc, thiết bị, hóa chất, vật liệu nguy hiểm. Kết quả của việc đánh giá rủi ro được sử dụng làm số liệu đầu vào để tổ chức thực hiện công tác ứng cứu khẩn cấp.
Công tác quản lý rủi ro bao gồm:
Nhà thầu phải xây dựng và duy trì hệ thống ứng cứu sự cố khẩn cấp để tiến hành có hiệu quả các hoạt động ứng cứu khi xảy ra các sự cố, tai nạn gây nguy hại cho người, môi trường hoặc tài sản. Tùy theo mức độ của sự cố, tai nạn mà nhà thầu phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Việc luyện tập và diễn tập xử lý các tình huống khẩn cấp tại các công trình dầu khí phải được tiến hành thường xuyên bảo đảm người lao động hiểu rõ và nắm vững các quy trình ứng cứu với các tình huống khẩn cấp cụ thể. Căn cứ kết quả đánh giá rủi ro để xác định hình thức và tần suất luyện tập. Kết quả luyện tập, diễn tập phải được đánh giá và ghi chép để hoàn thiện kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
Từ phạm vi điều chỉnh, các chính sách mới trong Luật Dầu khí 2022 cùng Nghị định 45/2023/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Dầu khí 2022, trong thời gian tới sẽ có nhiều dự án dầu khí trọng điểm và tận thu ngoài khơi sẽ được phát triển đồng bộ, kỳ vọng tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Nghị định 45/2023/NĐ-CP bổ sung điều 56, 57 quy đinh mới về ưu đãi trong hoạt động dầu khí. Nghị định 45 quy định về:
So với Nghị định số 95/2015/NĐ-CP, các nội dung này được bổ sung mới phù hợp với quy định của Luật Dầu khí năm 2022.
Về cơ bản so với Nghị định 95/2015/NĐ-CP các nội dung được bổ sung mới phù hợp, tương thích với các quy định pháp luật khác về thuế, không làm thay đổi, điều chỉnh quy định ưu đãi đầu tư có liên quan như: hình thức ưu đãi đầu tư, nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư, nguyên tắc điều chỉnh ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Dầu khí năm 2022 và Luật Đầu tư năm 2020; chính sách ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước, mặt biển được thực hiện theo Nghị định số 11/2021/NĐ-CP.
Việc bổ sung đối tượng, chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án dầu khí theo lô dầu khí thông qua hợp đồng dầu khí là phù hợp, tương thích với đối tượng, chính sách ưu đãi đầu tư của Luật Dầu khí năm 2022 và Luật Đầu tư năm 2020, có xét tới yếu tố đặc thù trong hoạt động dầu khí (nhiều rủi ro, nhiều giai đoạn, thời hạn hợp đồng dầu khí kéo dài…).
Nghị định 45/2023/NĐ-CP bổ sung điều 58, 59, 60, 61 so với Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy đinh về khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí cụ thể:
So với Nghị định số 95/2015/NĐ-CP, các nội dung này được bổ sung mới phù hợp với quy định của Luật Dầu khí năm 2022 và thực tiễn hoạt động dầu khí tại Việt Nam. Đây là chính sách cần thiết đối với hoạt động khai thác dầu khí đặc biệt là với các mỏ đã khai thác 20-30 năm tại Việt Nam nhằm tận thu nguồn tài nguyên dầu khí đóng góp vào ngân sách nhà nước thay vì kết thúc dự án. Thủ tướng Chính phủ giao cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam trực tiếp quản lý, điều hành khai thác tận thu các mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí. Các quy định của Nghị định phù hợp với hoạt động thực tế, đặc thù trong hoạt động dầu khí, theo đó Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã được Chính phủ giao ký kết, quản lý các hợp đồng dầu khí.
Trong hoạt động khai thác tận thu dầu khí cần quy định cụ thể: nội dung chính cơ chế điều hành, chương trình công tác, ngân sách cho hoạt động khai thác tận thu, cơ chế quản lý, hoạch toán, sử dụng tài sản tiếp nhận từ nhà thầu để khai thác tận thu. Các quy định về khai thác tận thu dầu khí của Nghị định 45/2023/NĐ-CP không mâu thuẫn với các quy định của pháp luật có liên quan, phù hợp với đặc thù của hoạt động dầu khí và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.
Nghị định 45/2023/NĐ-CP bổ sung điều 62 quy định mới về quyết toán đối với hoạt động dầu khí theo hợp đồng dầu khí so với Nghị định 95/2015/NĐ-CP.
Công tác nghiệm thu hoạt động dầu khí là công tác nghiệm thu đối với các dự án, hoạt động dầu khí phù hợp đặc thù hoạt động dầu khí và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế, theo đó có nhiều rủi ro, thực hiện theo nhiều giai đoạn với thời gian thực hiện hợp đồng dầu khí kéo dài.
Điều 62 quy định mới về quyết toán chi phí hoạt động dầu khí theo hợp đồng dầu khí theo từng giai đoạn trong hợp đồng của dự án. Quyết toán kết thúc dự án dầu khí sẽ phản ánh đặc thù của ngành dầu khí nhiều rủi ro, nhiều giai đoạn, thời gian thực hiện hợp đồng dầu khí kéo dài.
Quy định mới kế thừa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động dầu khí (Nghị định số 33/2013/NĐ-CP), đã bảo đảm tính ổn định, kế thừa các hợp đồng dầu khí và hoạt động dầu khí thực tế đang diễn ra, phù hợp với đặc thù của hoạt động dầu khí, không mâu thuẫn với pháp luật khác và phù hợp với thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.
Các nội dung của Hợp đồng mẫu Chia sản phẩm dầu khí ban hành kèm tại Phụ lục I của Nghị định 45 và được cập nhật, bổ sung phù hợp với các quy định của Luật Dầu khí năm 2022 như các quy định về thẩm quyền phê duyệt, các quy định về chính sách, hình thức ưu đãi. Hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí kế thừa Nghị định số 33/2013/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động dầu khí, bảo đảm tính ổn định, kế thừa các hợp đồng dầu khí và hoạt động dầu khí thực tế đang diễn ra, phù hợp với đặc thù của hoạt động dầu khí, không mâu thuẫn với pháp luật khác và phù hợp với thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật hành chính, pháp luật dân sự, pháp luật doanh nghiệp, Luật Tổ chức chính phủ và Luật Dầu khí xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.